Không chỉ mang đến nguồn tài chính dồi dào, các quỹ đầu tư còn mang tới cho các startup rất nhiều giá trị khác ngoài tiền.

Mối lương duyên của các startup và người đồng hành

Thu Anh | 19/04/2021, 19:10

Không chỉ mang đến nguồn tài chính dồi dào, các quỹ đầu tư còn mang tới cho các startup rất nhiều giá trị khác ngoài tiền.

Được phát động từ ngày 25.1.2020, chiến dịch “Startup và Người đồng hành” nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ truyền thông Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” (Đề án 844) của Bộ KH-CN.

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có khoảng hơn 100 quỹ đầu tư nội và ngoại hoạt động. Không chỉ mang đến nguồn tài chính dồi dào, các quỹ đầu tư còn mang tới cho các startup rất nhiều giá trị khác ngoài tiền.

“Với ý tưởng kinh doanh sách nói có bản quyền, chúng tôi tìm đến PK Investment – một quỹ đầu tư nội. PK đã cho WeWe niềm tin mình không đơn thương độc mã”, Lê Hoàng Thạch – CEO của WeWe (Startup ra đời ứng dụng Voiz FM) chia sẻ.

Không chỉ đầu tư nguồn tài chính ban đầu, PK Investment còn chia sẻ với Lê Hoàng Thạch và các cộng sự những phương án kinh doanh khác biệt, kinh nghiệm để phát triển sản phẩm phù hợp với văn hóa Việt Nam. WeWe cũng được hưởng lợi từ danh mục đầu tư và mối quan hệ của đội ngũ sáng lập quỹ như đối tác phân phối sản phẩm, nhà cung cấp bản quyền sách, bản quyền nhạc…

moi-luong-duyen-cua-cac-startup-va-nguoi-dong-hanh.jpg
Ảnh: Internet

Tại một cuộc gặp gỡ với trưởng làng y tế Ngô Thanh Sơn tại TECHFEST 2020 của Bộ KH-CN, CEO Hạnh Nguyễn của Deepcare (Startup chuyên cung cấp giải pháp y tế) đã ví sự nghiệp kinh doanh của mình ở thời điểm đó như một cuộc lột xác sau nhiều năm thất bại liên tiếp. “Nhờ sự thay đổi đó mà sau nhiều năm loay hoay, chúng tôi được chỉ cách đi vào thị trường y tế đặc thù. Tháng 6.2021, chúng tôi sẽ triển khai thử nghiệm cho bệnh viện đầu tiên” – anh Hạnh Nguyễn nói.

Theo Văn phòng Đề án 844, không chỉ các quỹ đầu tư, những doanh nhân mới quan tâm tới startup mà thời gian qua, cũng có rất nhiều các tổ chức phát triển hay cộng đồng đã giúp mang lại nhiều hơn những cơ hội cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Điều này đã giúp cho FUWA – một startup chuyên sản xuất các chế phẩm sinh học từ vỏ trái cây của nhà sáng lập Đỗ Xuân Tiến hiện thực hóa khát vọng vừa kinh doanh vừa tạo ra tác động xã hội tích cực thông qua các sản phẩm không hóa chất, 100% tự nhiên.

Theo lời kể của anh Tiến, khi còn đang loay hoay với cách thức sản xuất, bảo quản đóng chai, nhờ sự hỗ trợ vô điều kiện từ anh Đặng Đức Long – một chuyên gia Hóa sinh đến từ Viện Nghiên cứu Việt – UK về mặt kỹ thuật mà sản phẩm được hoàn thiện. Ngoài ra, FUWA tiếp tục được chương trình Youth Co:Lab của UNDP hỗ trợ cung cấp các gói kiến thức về quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tập khách hàng…

Bên cạnh đó, trong những năm trở lại đây, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ sôi nổi ở các thành phố lớn mà làn sóng ấy cũng đã tràn về địa phương. Những cuộc điện thoại trao đổi của đại diện Sở KH-CN, những cuộc kết nối nhanh gọn giữa startup với các lãnh đạo huyện, xã, đại diện ban dân tộc tỉnh đã giúp Quế Rừng Xanh nhanh chóng tìm được nguyên liệu quế Trà Bồng có chất lượng tốt nhất đưa vào sản xuất.

Đặc biệt, ý tưởng xây dựng vùng trồng hữu cơ của Quế Rừng Xanh cũng được lãnh đạo tỉnh ủng hộ nhiệt tình và hỗ trợ về nguồn gốc, vùng trồng để startup này nhanh chóng lấy được giấy chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới xuất khẩu sản phẩm và nguyên liệu sau chế biến.

Bài liên quan
Khởi nghiệp cùng Kawai 2021: ‘Quân Tốt’ trên bàn cờ và bệ phóng cho các startup trẻ
Cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai 2021 chính thức được khởi động.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối lương duyên của các startup và người đồng hành