Ngày 7.9, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 28 - 29 tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những phát biểu quan trọng khi tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Hàn Quốc, Úc và Liên Hợp Quốc; Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Mekong - Nhật Bản.

Một ngày năng động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Vientiane

Trí Lâm | 08/09/2016, 06:31

Ngày 7.9, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 28 - 29 tại Lào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những phát biểu quan trọng khi tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Hàn Quốc, Úc và Liên Hợp Quốc; Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Mekong - Nhật Bản.

Xây dựng tuyến cao tốc Vientiane -Hà Nội

Tại Hội nghị cấp cao Mekong -Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ nhữngnước lưu vực sôngMekong xây dựng các tuyến đường mới dọc theo các hành lang kinh tế, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Vientiane -Hà Nội.

Theo đó, đây sẽ là tuyến đường thương mại quan trọng gắn kết không chỉ thủ đô hai nước thành viên ASEAN làViệt Nam -Lào, mà còn tạo nên một hành lang kết nối mới. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ giúp các nước lưu vựcMekong phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về phương hướng hợp tác thời gian tới, cần cường hợp tác Mekong -Nhật Bản vì sự phát triển bền vững, toàn diện và cân bằng của khu vực Mekong; thúc đẩy vấn đề an ninh con người và phát triển Mekong xanh. Hoan nghênh việc Nhật Bản sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường sông Mekong, cam kết tăng cường hợp tác và hỗ trợ Ủyhội sông Mekong thực hiện các dự án phòng chống hạn hán và lũ lụt.

Đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc, Úc

Về quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcđề nghị đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối khu vực cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.

Thủ tướng mong muốn Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển và tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác cùng quan tâm như tăng trưởng xanh, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước, công nghệ thông tin, an ninh lương thực, ứng phó hiệu quả với những thách thức phi truyền thống.

Để thúc đẩy hợp tác ASEAN+3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, tài chính, kết nối, hội nhập kinh tế khu vực, phát triển các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tăng cường hợp tác để phát triển bền vững, nhất là về năng lượng tái tạo, phát triển xanh, nông nghiệp, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu nâng cao đáng kể kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai bên; thúc đẩy hợp tác về kết nối, nhất là về cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo là lĩnh vực mà Úccó thế mạnh và ASEAN có nhu cầu lớn trong quá trình xây dựng cộng đồng; tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với những thách thức xuyên quốc gia, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước sông Mekong.

Lo ngại về tình hình Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình.

Cùng với đó, Thủ tướng cho rằng cần nỗ lực giảm căng thẳng và ngăn ngừa nguy cơ đụng độ trên biển, tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòabình, trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tại các hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúccũng chia sẻ quan điểm, lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về bán đảo Triều Tiên, Thủ tướng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp và sự gia tăng căng thẳng gần đây, đồng thời khẳng định lại lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, kêu gọi các bên liên quan thực hiện kiềm chế và nghiêm túc tuân thủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của Liên Hợp Quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.

Cho rằng sựhợp tác ASEAN - Liên Hợp Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực, Thủ tướng đề nghị hai bên cùng phối hợp triển khai các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng đề nghị Liên Hợp Quốc quan tâm hỗ trợ tăng cường năng lực cho ASEAN thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết COP 21, quản lý thiên tai cũng như thúc đẩy các bên xây dựng lòng tin và tiến hành ngoại giao phòng ngừa, ngăn ngừa và quản lý xung đột ở khu vực.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một ngày năng động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Vientiane