Ngày 20.12, Mỹ thông báo bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Uzra Zeya làm điều phối viên đặc biệt phụ trách Tây Tạng.

Mỹ bổ nhiệm điều phối viên phụ trách Tây Tạng, Trung Quốc giận dữ

Cẩm Bình | 21/12/2021, 09:40

Ngày 20.12, Mỹ thông báo bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Uzra Zeya làm điều phối viên đặc biệt phụ trách Tây Tạng.

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết bà Zeya (vốn đang phụ trách vấn đề dân chủ và nhân quyền) sẽ dẫn đầu nỗ lực bảo tồn di sản tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng trước loạt hành vi vi phạm nhân quyền từ phía Bắc Kinh.

Nữ điều phối viên cũng sẽ tìm cách thúc đẩy đối thoại giữa Trung Quốc với Đức Đạt Lai Lạt Ma - nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng đang sống lưu vong - và với các nhân vật lãnh đạo Tây Tạng được bầu một cách dân chủ.

md_uzra_211221.jpg
Bà Uzra Zeya - Ảnh: Straits Times

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ cũng đã bổ nhiệm quan chức cho vị trí tương tự.

Trung Quốc luôn từ chối hợp tác với điều phối viên phụ trách Tây Tạng do Mỹ bổ nhiệm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ngày 20.12 lên tiếng chỉ trích quyết định bổ nhiệm bà Zeya là thao túng chính trị.

“Mỹ nên ngừng can thiệp việc nội bộ của Trung Quốc hoặc gây bất ổn cho Tây Tạng lấy lý do các vấn đề liên quan đến Tây Tạng. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của chúng tôi”, theo Đại sứ quán Trung Quốc.

Nhóm đấu tranh Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) hoan nghênh quyết định bổ nhiệm bà Zeya, kêu gọi nữ điều phối viên tập hợp ủng hộ từ các quốc gia cùng chí hướng để xây dựng cách tiếp cận chung về vấn đề Tây Tạng.

Năm 1950, Trung Quốc giành quyền kiểm soát Tây Tạng theo cách mà nước này mô tả là “sự giải phóng hòa bình giúp vùng Himalaya xa xôi loại bỏ quá khứ phong kiến”. Tây Tạng kể từ đó đã trở thành một trong những khu vực bị hạn chế và nhạy cảm nhất cả nước.

Tây Tạng trở thành điểm nóng trong quan hệ Mỹ - Trung khi cựu Tổng thống Trump nắm quyền. Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo vào tháng 7 năm ngoái cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền Tây Tạng, Nhà Trắng từng chào đón nhân vật đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong sang thăm, Quốc hội Mỹ còn thông qua Chính sách và Dự luật hỗ trợ Tây Tạng (TPSA) tái khẳng định quyền của người Tây Tạng được chọn ai kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ bổ nhiệm điều phối viên phụ trách Tây Tạng, Trung Quốc giận dữ