Ủy ban An ninh quốc gia về trí tuệ nhân tạo Mỹ (NSCAI) khuyến cáo các trường đại học cảnh giác trước nguy cơ quân đội Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm.

Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm

Hoàng Vũ | 01/03/2021, 13:59

Ủy ban An ninh quốc gia về trí tuệ nhân tạo Mỹ (NSCAI) khuyến cáo các trường đại học cảnh giác trước nguy cơ quân đội Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm.

Theo Reuters, NSCAI – cơ quan hiện do cựu chủ tịch Google là Eric Schmidt phụ trách, sẽ bỏ phiếu về bản báo cáo cuối cùng trình Quốc hội Mỹ hôm 1.3 (giờ Mỹ). Một phần mới, liên quan tới vấn đề nghiên cứu trong trường đại học đã được bổ sung vào văn bản dự thảo được công bố gần đây, trong đó đưa nhiều khuyến nghị trong các lĩnh vực như cạnh tranh trí tuệ nhân tạo hay chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Đề xuất của NSCAI bao gồm việc công bố nhiều thông tin hơn về nguồn quỹ nghiên cứu cũng như quan hệ đối tác tại giữa các trường đại học ở Mỹ với Trung Quốc. NSCAI cũng đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu về các cá nhân và tổ chức để cảnh báo trước các rủi ro.

Các khuyến nghị mới được đưa ra khi trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành truy tố ít nhất 5 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt hồi năm ngoái tại nhiều thành phố khác nhau ở Mỹ với cáo buộc gian lận thị thực vì không tiết lộ mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.

Chen Song, một trong số những người bị bắt giữ, từng là nhà nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Stanford (Mỹ). Bà Song đối mặt với các cáo buộc gồm cản trở pháp lý, tiêu hủy tài liệu và che giấu mối quan hệ với quân đội Trung Quốc. Bà Song đã không nhận tội trong cuộc xét xử vào tuần trước tại tòa án ở bang California.

“Song là một lương y. Cô ấy ở đây để thực hiện nghiên cứu y tế có thể mang lại lợi ích cho các bệnh nhân đột quỵ ở Mỹ nếu cô ấy được phép hoàn thành công việc của mình”, luật sư của Chen Song, Ed Swanson, cho biết.

Ngoài ra, các trường hợp bị bắt giữ khác gồm: Juan Tang - nhà nghiên cứu tại Trường Y Davis, Đại học California; Xin Wang - nhà nghiên cứu tại Đại học California San Francisco, Kaikai Zhao - nghiên cứu sinh về AI (trí tuệ nhân tạo) tại Đại học Indiana ở Bloomington; Lei Guan - nhà nghiên cứu toán học tại Đại học California Los Angeles (UCLA). Phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc rằng các nhà nghiên cứu trên đang cố gắng đánh cắp nghiên cứu của Mỹ.

Hiện các quan chức Tư pháp Mỹ đang nỗ lực chống lại việc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại và nghiên cứu học thuật, gồm cả những thông tin quan trọng về quốc phòng, công nghệ y tế cao cấp... Trong những năm gần đây, giới chức Mỹ cho biết, ngoài việc dựa vào tin tặc để đánh cắp thông tin, Trung Quốc còn không ngừng tuyển dụng các nhà khoa học và cá nhân khác. Các vụ bắt giữ trên là một phần của chương trình "Sáng kiến Trung Quốc" do Bộ Tư pháp Mỹ triển khai từ năm 2018 nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia từ Bắc Kinh.

Bài liên quan
Apple lên tiếng khi xóa TikTok, CapCut và Lemon8 khỏi App Store ở Mỹ, lượng tìm kiếm VPN tăng vọt
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào đêm 18.1 và biến mất khỏi cửa hàng ứng dụng của Apple, Google trước khi luật có hiệu lực hôm 19.1 yêu cầu đóng cửa nền tảng được hơn 170 triệu người Mỹ sử dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm