Một tảng băng trôi có kích thước cực lớn, vừa tách ra khỏi thềm băng Brunt của Nam Cực.

Phát hiện vết nứt khổng lồ tách tảng băng trôi rộng 1.270km2 ở Nam Cực

Hoàng Vũ | 28/02/2021, 12:15

Một tảng băng trôi có kích thước cực lớn, vừa tách ra khỏi thềm băng Brunt của Nam Cực.

Tảng băng trôi khổng lồ tách khỏi thềm băng Brunt ở Nam Cực có kích thước rất lớn, ước tính khoảng 1.270km2 - gấp 20 lần diện tích Manhattan (New York, Mỹ). Sự kiện xảy ra sau khi khe nứt lớn mang tên "North Rift" hình thành ở thềm băng vào tháng 11 năm ngoái.

Khe nứt này mở rộng về phía đông bắc với tốc độ 1km mỗi ngày hồi tháng 1 nhưng đến hôm 26.2, vết nứt mở rộng tới hàng trăm mét chỉ trong vài giờ và cuối cùng tách ra hoàn toàn. Các nhà khoa học tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) đã đoán trước khối băng trôi sẽ vỡ ra.

dutkzlza53ztnwhbccy2wn-1200-80.jpg
Hình ảnh khe vết nứt khổng lồ ở Nam Cực - Ảnh: BAS

"Nhóm của chúng tôi tại BAS đã chuẩn bị cho việc tạo ra một tảng băng trôi tách khỏi thềm băng Brunt trong nhiều năm. Trong những tuần hoặc tháng tới, tảng băng có thể di chuyển ra xa hoặc nó có thể mắc cạn và ở gần thềm băng Brunt", Giám đốc BAS Dame Jane Francis, cho biết.

North Rift là khe nứt lớn thứ ba hình thành và phát triển ở thềm băng Brunt trong thập kỷ qua. Băng trôi tách khỏi thềm băng là một quá trình tự nhiên và chưa có bằng chứng cho thấy đây là hậu quả của biến đổi khí hậu.

"Dù hiện tượng các tảng băng lớn tách ra từ thềm băng Nam Cực hoàn toàn tự nhiên, tảng băng với kích thước khổng lồ như ở thềm băng Brunt hôm 26.2 vẫn khá hiếm và đáng chú ý", giáo sư tại Đại học Swansea (Anh) Adrian Luckman cho hay.

Được biết, thềm băng Brunt là khu vực đặt trạm nghiên cứu Halley VI của Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS), nơi các nhà khoa học quan sát thời tiết khí quyển và không gian.

Trong năm 2016, BAS chuyển trạm 32km trong đất liền để tránh hai vết nứt lớn khác trong thềm băng được gọi là "Chasm 1" và "Halloween Crack", cả hai đều đã không mở rộng thêm nữa trong 18 tháng qua.

Trạm nghiên cứu hiện đã đóng cửa vào mùa đông, nhóm nghiên cứu gồm 12 người đã rời Nam Cực sớm hơn vào tháng 2 vừa qua. Do không thể đoán trước được sự hình thành của tảng băng trôi và việc sơ tán khó khăn trong mùa đông lạnh giá và tăm tối, nhóm nghiên cứu đã chỉ làm việc tại trạm trong suốt mùa hè ở Nam Cực trong bốn năm qua.

Mỗi ngày, có hơn một chục màn hình GPS đo lường và chuyển tiếp thông tin về sự biến đổi của băng ở thềm băng cho các chuyên gia Anh. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Cơ quan hàng không vũ trụ MỸ (NASA) và vệ tinh TerraSAR-X của Đức để theo dõi thềm băng.

"Hiện, sứ mệnh của chúng tôi bây giờ là theo dõi chặt chẽ tình hình và đánh giá bất kỳ bất cứ nguy cơ tác động tiềm tàng nào lên phần còn lại của thềm băng", Simon Garrod, giám đốc điều hành BAS, cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện vết nứt khổng lồ tách tảng băng trôi rộng 1.270km2 ở Nam Cực