Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có chiến thắng "giai đoạn 1" về thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - Hàn (KORUS FTA)mà ông từng gọi là một "thỏa thuận khủng khiếp", khi Hàn Quốc đồng ý tái đàm phán theo yêu cầu của chủ nhân Nhà Trắng.

Mỹ ép Hàn Quốc đàm phán thỏa thuận thương mại 'khủng khiếp'

Trần Trí | 06/10/2017, 17:00

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có chiến thắng "giai đoạn 1" về thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - Hàn (KORUS FTA)mà ông từng gọi là một "thỏa thuận khủng khiếp", khi Hàn Quốc đồng ý tái đàm phán theo yêu cầu của chủ nhân Nhà Trắng.

Tuần qua, hai đoàn đàm phán Mỹ - Hàn đã có vòng đối thoại thứ hai ở Washington. Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Kim Hyun-chong nói trong tuyên bố ngày 4.10: “Hai bên thừa nhận cần sửa đổi FTA để tăng cường ích lợi của KORUS FTA”.

Đại diện thương mại của Mỹ, ông Robert Lighthizer công khai thừa nhận vai trò của ông Trump trong cuộc đàm phán: “Tôi phát động cuộc đàm phán liên Ủy ban theo chỉ đạo của Tổng thống, để cải thiện kết quả của thỏa thuận này cho toàn thể dân Mỹ”.

Trong bản tuyên bố, ông Lighthizer còn hứa sẽ làm việc để hướng tới những sửa đổi nhằm có thương mại công bằng cho cả Mỹ lẫn Hàn Quốc.

Sự thay đổi quan điểm này là một chiến thắng nhỏ cho chính phủ Mỹ, vì vài tháng trước, một quan chức Bộ Thương mại Mỹ cho Reuters biết: Hàn Quốc kiên quyết không xem xét lại KORUS FTA.

Hồi tháng 4, khi trả lời phỏng vấn của Reuters, Tổng thống Trump bày tỏ sự thất vọng của ông về thỏa thuận KORUS FTA và đổ thừa cho bà Hillary Clinton: “Không thể chấp nhận được cái thỏa thuận khủng khiếp do Hillary tạo ra. Đó là một thỏa thuận khủng khiếp, và chúng tôi sẽ tái thương lượng hoặc hủy bỏ thỏa thuận này”.

Thực tế KORUS FTA là một câu chuyện đầy phức tạp và rắc rối. Tổng thống Barack Obama cực lực phản đối thỏa thuận (Tổng thống George W. Bush ký đầu tiên năm 2007) nên ông cùng nữ Ngoại trưởng Clinton tái đàm phán và sửa đổi thỏa thuận hồi năm 2012.

Ngày 2.9, ông Trump dọa Mỹ rút khỏi KORUS FTA mà Mỹ - Hàn đạt được từ 5 năm qua, vì ông cho rằng có những chính sách bảo hộ bất công.

Chính phủ Mỹ đã phàn nàn KORUS FTA có hậu quả là mất cân bằng thương mại, nhất là ở lĩnh vực xe hơi. Ông Trump nói thỏa thuận này khiến dân Mỹ mất việc làm, các doanh nghiệp Mỹ bị thiệt thòi trong cạnh tranh, khi Hàn Quốc - có các công ty tên tuổi như Samsung, Hyundai, Kia - là nước xuất khẩu nhiều nhất về xe và hàng điện tử vào Mỹ.

Nhưng rời khỏi KORUS FTA có thể dẫn đến việc áp thuế mạnh lên các loạihàng hóa trên, và làm tăng giá bán cho người tiêu dùng Mỹ. Ngược lại, Hàn Quốc có thể thoải mái tăng thuế lên hàng hóa Mỹ.

Việc dọa hủy KORUS FTA có thể giúp đoàn đàm phán Mỹ giành được vài lợi thế, gồm buộc Hàn Quốc chấp nhận thêm một số hàng hóa Mỹ.

Ông Trump đã dùng cách dọa tương tự với Mexico và Canada, buộc các nước này bắt đầu tái đàm phán Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Việc tái đàm phán KORUS FTA cũng sẽ nhồi thêm việc cho đoàn đàm phán Mỹ, vốn đang bận xem xét những thay đổi cho NAFTA.

Ngoài tác động kinh tế, nhóm cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump từng lo ngại nó có thể gây chia rẽ trong khối đồng minh khu vực đang đối phó với chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Các ý kiến chỉ trích lo ngại: ý muốn của ông Trump tái đàm phán KORUS FTA với Hàn Quốc - vào lúc căng thẳng với Triều Tiên - sẽ phát một tín hiệu sai đến các đồng minh của Mỹ.

Theo báo Washington Post hồi tháng 9, ý muốn rút khỏi KORUS FTA của ông Trump đã vấp phải sự phản đối của những cố vấn chủ lực, như Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Gary Cohn.

Nhưng xem ra lời dọa đơn phương hủy bỏ thỏa thuận này của ông Trump đã có hiệu quả. Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng của tổ chức nghiên cứu IHS Markit nói với Newsweek:

“Đối diện nguy cơ Mỹ đơn phương hủy KORUS FTA, Hàn Quốc đã đồng ý đàm phán, để xét lại vài lĩnh vực chính mà Mỹ lo ngại, nhất là sự mất cân bằng thương mại lớn ở lĩnh vực sản xuất xe con và thép, thay vì để cho Mỹ hủy toàn bộ KORUS FTA”.

Theo ông Biswas, mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên cũng giữ một vai trò trong quyết định tái đàm phán của Hàn Quốc, vì Hàn Quốc dựa vàosự đảm bảo an ninh của Mỹ.

Bích Ngọc (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ép Hàn Quốc đàm phán thỏa thuận thương mại 'khủng khiếp'