Hãng tin Reuters cho biết chính quyền Sri Lanka không cho Trung Quốc bán lẻ xăng dầu tại đảo quốc này vì lo ngại các công ty trong nước bị lấn lướt.

Sri Lanka không cho Trung Quốc bán xăng

Cẩm Bình | 06/10/2017, 05:28

Hãng tin Reuters cho biết chính quyền Sri Lanka không cho Trung Quốc bán lẻ xăng dầu tại đảo quốc này vì lo ngại các công ty trong nước bị lấn lướt.

Trước đó, Sri Lanka đã cho Trung Quốc thuê cảng biển Hambantota với thời hạn 99 năm. Trung Quốc còn có kế hoạch xây một khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp Trung Quốc và một nhà máy lọc dầu trị giá 3 tỉUSD gần cảng biển với sản lượng hàng năm khoảng 5 triệu tấn, theo Reuters.

Công ty công trình Hoàn Cầu (công ty con của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc) cùng công ty hóa dầu Đông Minh (Sơn Đông) đã hợp tác tham gia đấu thầu dự án xây nhà máy lọc dầu này.

Người phát ngôn của chính phủ Sri Lanka Rajitha Senaratne cho biết hai công ty Trung Quốc trên đề nghị được bán sản phẩm của nhà máy này tại thị trường Sri Lanka, nhưng giới chức nước này chỉ cho phép xuất khẩu.

Hiện thị trường bán lẻ xăng dầu trị giá 6 tỉUSD của Sri Lanka đang nằm trong tay công ty xăng dầu nhà nước Ceylon Petroleum (Sri Lanka) và Lanka IOC, công ty con của Tổng công ty xăng dầu Ấn Độ.

Một quan chức giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu các đối tác Trung Quốc tìm cách hợp tác với những công ty đang góp mặt trong thị trường xăng dầu nếu họ muốn bán sản phẩm ở đây. Chúng tôi không muốn cả hai công ty của chúng tôi bị ảnh hưởng bởi nhân tố mới tham gia thị trường”.

Một nguồn tin là người Trung Quốc sống tại Sri Lanka cho biết, khi hai công ty Trung Quốc gửi yêu cầu không chính thức về tham gia bán lẻ xăng dầu, giới chức Sri Lanka đã từ chối với lý do nếu đồng ý thì các nghiệp đoàn địa phương sẽ biểu tình phản đối.

Theo các nguồn tin nội bộ, công ty Hoàn Cầu và Đông Minh đã tiến hành xem xét khả năng xây dựng nhà máy từ 18 tháng trước, và theo dự kiến công ty Đông Minh sẽ là cổ đông lớn nhất của dự án này.

Hambantota là vị trí có vai trò quan trọng trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm xây dựng các tuyến thương mại và vận tải khắp châu Á và châu Âu.

Tuy nhiên, những hoạt động trong khuôn khổ sáng kiến này của chính quyền Bắc Kinh đang khiến Ấn Độ, Mỹ và cả các nước châu Âu lo ngại, Reuters cho biết.

Cảng Hambantota đang được Trung Quốc đầu tư rầm rộ - Ảnh: Economy Next

Với Ấn Độ, động thái đầu tư rầm rộ vào Hambantota là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang ngày càng có ảnh hưởng ở khu vực. Ngay cả tại Sri Lanka, kế hoạch của Bắc Kinh cũng gặp không ít chỉ trích liên quan đến chiếm đất đai và nghiêm trọng hơn là xâm phạm chủ quyền Sri Lanka.

Trong năm 2017, giới chức Sri Lanka đã sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng cho thuê cảng Hambantota trong 99 năm kývới công ty cảng biển thương mại Trung Quốc (CMPort) nhằm tăng ảnh hưởng của đối tác Sri Lanka hợp tác trong dự án này, Reuters cho biết.

Theo chính quyền Sri Lanka, Bắc Kinh chỉ khai thác Hambantota cho hoạt động thương mại và CMPort chỉ được góp 70% vốn (kế hoạch ban đầu là 80%). An ninh tại cảng này sẽ do hải quân Sri Lanka chịu trách nhiệm.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sri Lanka không cho Trung Quốc bán xăng