Cựu tướng Bộ binh Mỹ Paul Eaton cảnh báo: nếu Mỹ-Iran đánh nhau vì đổ vỡ thỏa thuận hạt nhân, thì toàn cầu sẽ phải nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng.

Mỹ-Iran đánh nhau, cả thế giới lãnh đủ

28/07/2017, 09:54

Cựu tướng Bộ binh Mỹ Paul Eaton cảnh báo: nếu Mỹ-Iran đánh nhau vì đổ vỡ thỏa thuận hạt nhân, thì toàn cầu sẽ phải nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng.

Tên lửa Emad do Iran sản xuất được trưng bày dịp kỷ niệm 37 năm cuộc cách mạng Hồi giáo Iran-Ảnh: Reuters

Ngày 27.7, nổi lên những thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã đạt được với Mỹ (thời ông Barack Obama) và Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức.

Thỏa thuận này được lập năm 2015, có tên chính thức Hành động chung toàn diện (JCPOA) buộc Iran từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân, đổi lại là được Mỹ dỡ bỏ nhiều trừng phạt kinh tế trị giá hàng tỉ USD.

Nhưng ông Trump đã gọi JCPOA là “một thỏa thuận tồi tệ’ và dọa sẽ hủy bỏ. Các chuyên gia đều nói hành động này sẽ gây ra những hậu quả chết người.

Theo hãng tin AP, có tin ông Trump thúc đẩy điều tra các vị trí quân sự của Mỹ, và các quan chức cấp cao Mỹ đề cập chuyện thay đổi chế độ ở Iran.

Nhưng những quan chức có kinh nghiệm chiến trường đều phản đối nguy cơ Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến quốc tế lớn khác.

Tại một hội nghị trực tuyến giữa tổ chức bất vụ lợi J-Street (ở Mỹ), cựu tướng Eaton nói: một phản ứng quân sự sẽ “đơn giản là một cây cầu quá xa đối với tôi”.

Tướng Eaton từng phụ trách huấn luyện và tái cơ cấu quân đội Iraq, sau khi Mỹ tiến hành lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003. Ông nói quân đội Iran là một đối thủ mạnh hơn so vói quân đội của ông Hussein hoặc quân đội của Tổng thống Syria Bashar Assad.

Vị cựu tướng còn nói: nếu ông Trump phá bỏ thỏa thuận hạt nhân, chặn Iran theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân (VKHN) thì chỉ có một cách là phải ‘thay đổi chế độ” ở Tehran.

Động thái này đòi hỏi một cuộc xâm lược Iran tổng lực mà không thể kéo dài được. Ông Eaton mô tả hành động quân sự này sẽ đòi hỏi có sự tham gia của đồng minh châu Âu, chứ không chỉ là phóng 59 quả tên lửa hành trình ‘Búa Tomahawk’, như ông Trump đã ra lệnh tấn công một căn cứ không quân Syria hồi tháng 4, với cớ Damascus dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường Syria.

Bên cạnh đó, một cuộc tấn công lớn sẽ tác động mạnh đến khu vực, có thể lôi kéo cả Israel vào cuộc. Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel là người chỉ trích JCPOA kịch liệt nhất, ở nhiều diễn đàn cấp cao gồm LHQ và tại Quốc hội Mỹ, đến độ gây nguy hiểm cho quan hệ giữa ông với ông Obama.

Ông Netanyahu vẫn là người chỉ trích Iran mạnh, nhưng vài tháng qua ông giữ im lặng.

Cựu thiếu tướng Amram Mitzna nay là một chính khách Israel, nói có lẽ Thủ tướng Netanyahu đã nhận ra ‘thà có JCPOA còn hơn không”, chứ không nên chọn giải pháp quân sự: “Tôi không nghĩ người ta sẽ đạt được điều gì đó bằng cách dùng vũ lực quân sự chứ không chọn con đường ngoại giao”.

Israel từng cáo buộc Iran đe dọa sự hiện hữu của Israel, thông qua chương trình phát triển quân đội Iran và tài trợ cho các tổ chức vũ trang như Hezbollah ở Lebanon. Lực lượng theo Hồi giáo dòng Shiite này thường hoạt động quanh hoặc trong lãnh thổ Israel.

Iran thì thề trừng trị Israel vì đối xử tệ với người Palestine. Iran cũng tranh chấp với Ả rập Saudi, một đồng minh khác của Mỹ tại Trung Đông.

Quân đội Israel và Ả rập Saudi có Mỹ ‘chống lưng’ từng đánh nhau với các lực lượng có sự hỗ trợ của Iran, nhưng quan hệ căng thẳng Mỹ-Iran còn vượt quá Trung Đông.

Tổng thống Trump đã cố gắng nhưng không thể phát hiện Iran không tuân thủ các điều khoản của JCPOA, nhưng việc chính phủ Mỹ nỗ lực tăng cường xác minh các vị trí quân sự của Iran đã khiến các nhà quan sát châu Âu lo ngại.

Dù yêu cầu tăng cường thanh sát chương trình VKHN của ông Trump còn phải có sự chấp thuận của Ủy ban Năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) ông Ellie Geranmayeh, người của Chương trình Trung Đông-Bắc Phi của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, khẳng định ông Trump nên chờ đón sự kháng cự mạnh dành cho đề xuất của ông.

Bà Geranmayeh nói: “Tôi nghĩ chúng ta chớ nên xem thường khả năng phản đối của châu Âu. Thỏa thuận hạt nhân không còn là về chính sách đối với Iran nữa, mà là để bảo vệ luật pháp quốc tế”.

Bà còn lưu ý quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu đã xuống rất thấp, từ khi ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định chống thay đổi thời tiết Paris 2015. Bà nói: “Thỏa thuận hạt nhân với Iran là tấm khiên cuối cùng của châu Âu trong việc bảo tồn các chuẩn mực quốc tế”.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ-Iran đánh nhau, cả thế giới lãnh đủ