Mỹ là có thế mạnh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong khi đó người Việt Nam lại luôn khát khao được áp dụng và làm chủ những công nghệ mới.

Mỹ sẽ đi sâu vào khai thác nhiều 'vùng đất trống' ở Việt Nam

Tuyết Nhung | 13/11/2023, 09:57

Mỹ là có thế mạnh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong khi đó người Việt Nam lại luôn khát khao được áp dụng và làm chủ những công nghệ mới.

Mỹ là đối tác thương mại và đầu tư quan trong hàng đầu của Việt Nam. Thương mại hai chiều Việt - Mỹ liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và đã 2 năm liên tiếp đạt mốc trên 100 tỉ USD. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

my-viet.jpg
Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư tỉ USD vào Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng - Ảnh: IT

Về đầu tư, Mỹ cũng đứng thứ 11 trên tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký FDI còn hiệu lực tính đến tháng 10.2023 là 11,8 tỉ USD và 1.306 dự án. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam với những dự án quy mô lớn, góp phần tạo dựng cho Việt Nam chỗ đứng ngày càng vững chắc trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Các doanh nghiệp lớn của Mỹ tiếp tục quan tâm, đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam, bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với các đối tác Việt Nam trong những lĩnh vực Việt Nam quan tâm, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi số, đầu tư công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.

Cũng trong năm 2023, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ tỏ quan tâm đầu tư mới hoặc lên kế hoạch mở rộng, tăng vốn đầu tư tại Việt Nam (Tập đoàn P&G dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất nhà máy Bến Cát; AES dự kiến đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo; nhiều bang của Mỹ cho biết thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô).

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E.Knapper nói rằng trong tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ nhấn mạnh đến việc hợp tác thúc đẩy công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam để Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến bán dẫn.

"Giữa hai nước đã thành lập nhóm công tác hỗ trợ về đầu tư bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ thông tin để phục vụ cho các nhà máy tại Đà Nẵng và Quảng Nam nói riêng, miền Trung và Việt Nam nói chung. Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong phát triển công nghệ và nhân lực trong tương lai. Chúng tôi rất mong sẽ có thêm nhiều dự án đầu tư của Mỹ tại Đà Nẵng, góp phần để cùng Việt Nam hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào 2045", Đại sứ Marc E.Knapper nhấn mạnh.

Theo Đại sứ Marc E.Knapper, những nội dung về giáo dục, chuỗi cung ứng, hạ tầng là những lĩnh vực mà Mỹ rất quan tâm và là những nội dung rất quan trọng trong tuyên bố chung giữa hai nước. Đặc biệt, tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ cũng đã nhấn mạnh đến việc hợp tác thúc đẩy công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam để Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến bán dẫn.

Giữa hai nước đã thành lập nhóm công tác hỗ trợ về đầu tư bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ thông tin. Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong phát triển công nghệ và nhân lực trong tương lai.

"Mỹ sẽ giúp Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn để Việt Nam có thể gia nhập chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, đồng thời hỗ trợ việc đào tạo lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để vận hành các nhà máy trong tương lai", Đại sứ Knapper khẳng định.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 12.2022, tổng các dự án FDI của Mỹ còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ là 13 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 149 triệu USD, chiếm chưa tới 1,3% tổng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam.

Có thể con số này chưa thể hiện thực sự đầu tư của Mỹ vào nông nghiệp Việt Nam do nhiều doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty con ở các thị trường nước ngoài khác như Singapore, Hồng Kông... Nhưng con số ít ỏi này cũng cho thấy khoảng trống lớn trong hợp tác đầu tư mà hai bên có thể lấp đầy qua khai thác tốt hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của hai bên.

Việt Nam và Mỹ đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9 vừa qua nhân dịp chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) nhận định, trong thời gian tới đây, những hợp tác mới mang tính đột phá, sâu sắc và hiệu quả sẽ được triển khai giúp Việt Nam thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Mỹ là có thế mạnh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong khi đó nông dân Việt Nam lại luôn khát khao được áp dụng và làm chủ những công nghệ mới trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Việt Nam với quy mô 100 triệu dân, với năng lực xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đứng thứ 15 trên thế giới, đạt kim ngạch xuất khẩu 53,22 tỉ USD vào năm 2022, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn tin rằng cùng nhau hợp tác, hai bên có thể phát triển một ngành nông nghiệp sôi động, hiện đại và bền vững, không chỉ mang lại lợi ích cho đất nước mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn chia sẻ hai bên có sự hợp tác thành công về khoa học công nghệ trong thời gian vừa qua, đó là hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong việc sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Dù gặp nhiều khó khăn do triển khai trong giai đoạn COVID-19, đến nay có 2 doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được vắc xin dịch tả lợn châu Phi và đang cho thử nghiệm lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đang thể hiện vai trò đầu tàu là về khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty Cargill vừa khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất châu Á tại Đồng Nai; PepsiCo cung cấp cho nông dân những giống khoai tây tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ phương pháp tưới tiêu, quan trắc thời tiết ứng dụng công nghệ cao... Tất cả những đóng góp đáng trân trọng đó đã và đang đem lại những chuyển đổi mới cho ngành nông nghiệp của Việt Nam.

Nhiều tập đoàn quen thuộc cũng đang hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất tại Việt Nam và có kế hoạch mở rộng như Apple, Coca-Cola và PepsiCo, Netflix... SpaceX cũng đang tìm kiếm thị trường dịch vụ internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Các hãng Pfizer và Johnson & Johnson, nhà sản xuất thiết bị y tế Abbott, Công ty Tài chính Visa, Ngân hàng Citibank, các hãng công nghệ điện toán đám mây Meta và Amazon Web Services đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Gần đây, một số doanh nghiệp Mỹ cũng quan tâm tới thị trường năng lượng của Việt Nam. Tháng 3.2023, đại diện tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ AES cho biết năng lượng tiếp tục là một lĩnh vực chiến lược quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. Tiến bộ trong các dự án năng lượng quy mô lớn của AES và các công ty thành viên khác sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam.

Bài liên quan
Mỹ làm mất lòng khối Ả Rập
Đài CNN dẫn hai bức điện ngoại giao cảnh báo sự ủng hộ mạnh mẽ mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho Israel đã và sẽ làm mất lòng người Ả Rập trong thời gian dài.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ đi sâu vào khai thác nhiều 'vùng đất trống' ở Việt Nam