Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ mới đây đã có những động thái siết chặt hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc khiến Bắc Kinh phẫn nộ, bất chấp Tổng thống Donald Trump ca ngợi thiện chí của Bắc Kinh và cho biết ông dự kiến sẽ ký kết giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng tới.

Mỹ siết chặt hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc

Hoàng Vũ | 17/10/2019, 14:24

Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ mới đây đã có những động thái siết chặt hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc khiến Bắc Kinh phẫn nộ, bất chấp Tổng thống Donald Trump ca ngợi thiện chí của Bắc Kinh và cho biết ông dự kiến sẽ ký kết giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng tới.

Theo Reuters, các quan chức Bộ Ngoại giaoMỹ hôm 16.10 cho biết, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ từ giờ phải thông báo trước bất kỳ cuộc gặp nào với các quan chức bang, địa phươngcũng như các viện giáo dục và nghiên cứu. Bộ Ngoại giaoMỹnói rằng đây là phản ứng với những gì mà các nhà ngoại giao Mỹ đang bị đối xử tại Trung Quốc.

“Hành động này là để đáp trả việcchính quyền địa phương Trung Quốc hạn chếsự tương tác giữacác nhà ngoại giao của chúng tôivới các bên liên quan tại Trung Quốc”, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong cuộc họp báo.

Quan chức này còn cho biết, các nhà ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc không chỉ phải thông báo cho chính quyền địa phươngvề các cuộc gặp gỡ với người dân và quan chức, mà họ còn phải xin phép trước.

“Những gì chúng tôi đangthực hiện ở đây là... tiến gần hơn đến một tiến trình có đi có lại,vớimong muốn là chính quyền Bắc Kinh sẽ trao quyền tiếp cận nhiều hơn cho các nhà ngoại giao của chúng tôi ở Trung Quốc”, vị quan chức trênnói thêm.

Phản ứng với động thái mới nhất của Mỹ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết “những hạn chế mới nhất” này vi phạm Công ước Viên 1961 về Quan hệ ngoại giao.

“Cho tới nay, phía Trung Quốc không có các yêu cầu tương tự đối với các nhà ngoại giao và các quan chức lãnh sự quán Mỹ tại Trung Quốc”, Đại sứ quán Trung Quốc đăng tải bình luận trên mạng xã hội Twitter.

Đáng chú ý, Hạ viện Mỹ hôm 15.10 đã thông qua dự luật mang tên "Đạo luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông". Dự luật này yêu cầu các cơ quan trong chính phủ Mỹ bao gồm Bộ Ngoại giao đánh giá về các diễn biến chính trị cũng như mức độ tự chủ mỗi năm ở Hồng Kông, từđó làm cơ sở cho Washington phải thay đổi hoặc chấm dứtcác quy chế thương mại đặc biệt áp dụnglâu nay với Hồng Kông.

Ngoài ra, dự luật cũng mở đường cho việc xác định và trừng phạt các cá nhân làm suy yếu quyền tự chủ của Hồng Kông. Dự luật này đang chờ được Thượng việnvà Nhà Trắng thông qua trước khi chính thức trở thành luật.

Dự luật trên đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lập pháp đảng Dân chủ cho đến các nghị sĩCộng hòa, đánh dấu sự đồng thuận của lưỡng đảng Mỹ tại Quốc hội trong các vấn đề liên quan tới Trung Quốc.

Chủ tịch Hạ viện, nghịsĩ Dân chủNancy Pelosi mô tả dự luật là lời nhắc nhở quan trọng về sự ủng hộ của Mỹ với nhân quyền tại Hồng Kông trước các lợi ích thương mại quan trọng từ Bắc Kinh. Còn Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nghịsĩ đảng Cộng hòa James Risch cho biết ông hy vọng Thượng viện sẽ sớm bỏ phiếu về dự luật này nhằm tăng cường theo dõi sự quản lý của Trung Quốc tại thuộc địa cũcủa Anh.

Chỉ vài tiếng sau khi các dự luật về đặc khu hành chính đặc biệt của Trung Quốcđược Hạ viện thông qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối đầy giận dữ, gọi động thái trên là một quyết định "sai lầm".

"Nếu dự luật này được thông qua để chính thức trở thành luật,thì điều đó sẽ gây tổn hại không chỉ cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ Trung - Mỹ, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Mỹ. Về quyết định sai trái của Mỹ, Trung Quốc sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp đáp trả hiệu quả, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của Trung Quốc", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong một tuyên bố.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Apple lên tiếng khi xóa TikTok, CapCut và Lemon8 khỏi App Store ở Mỹ, lượng tìm kiếm VPN tăng vọt
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào đêm 18.1 và biến mất khỏi cửa hàng ứng dụng của Apple, Google trước khi luật có hiệu lực hôm 19.1 yêu cầu đóng cửa nền tảng được hơn 170 triệu người Mỹ sử dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ siết chặt hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc