Ngày 26.2, Nhà Trắng đã ra một tuyên bố thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa (của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) và toàn bộ biển Đông.

Mỹ thúc giục ông Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa biển Đông

Một Thế Giới | 27/02/2016, 06:47

Ngày 26.2, Nhà Trắng đã ra một tuyên bố thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa (của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) và toàn bộ biển Đông.

Ông Dan Kritenbrink, giám đốc cấp cao về sự vụ châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã đưa ra tuyên bố kêu gọi ngừng quân sự hóa biển Đông, trước hàng loạt động thái của Bắc Kinh như triển khai tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu và radar cảnh giới trên biển Đông.
Hồi tháng 9.2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa (của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) trong chuyến thăm Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khẳng định Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt các hành động quân sự hóa biển Đông như xây trạm radar và đường băng trên các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Trường Sa.
Căng thẳng trên biển Đông tiếp tục gia tăng sau khi Trung Quốc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc chiếm hơn 40 năm trước.
"Chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là có một cam kết phi quân sự được đưa ra, ông Tập Cận Bình nên mở rộng cam kết trên toàn bộ biển Đông", ông Kritenbrink cho biết tại một cuộc hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ. "Chúng tôi đang khuyến khích Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực kiềm chế, không thực hiện các hành động làm gia tăng căng thẳng".
Ông Kritenbrink cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ là Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết của Tòa án quốc tế, nơi đang xử vụ kiện của Philippines chống lại các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông. Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài thường trực tại Hague, dù nước này tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. 
"Khi phán quyết được đưa ra, nó sẽ ràng buộc cả hai bên", ông Kritenbrink nói. "Đó sẽ là thời điểm quan trọng mà tất cả mọi người trong khu vực cần chú ý".
Trước đó, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Trung Quốc đang làm thay đổi "hiện trạng hoạt động" trên biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải nhiều hơn nữa.
Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan
Với smartphone tự chủ 100%, Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ
Sự ra mắt của chiếc điện thoại thông minh mới nhất từ Huawei đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
6 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thúc giục ông Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa biển Đông