Thế bế tắc trong đàm phán thương mại thể hiện rõ khi Mỹ đòi hỏi Trung Quốc phải sửa đổi luật nhưng phía quốc gia châu Á nhất quyết không làm tổn hại lợi ích của chính mình.

Mỹ - Trung không có dấu hiệu nhượng bộ trong đàm phán thương mại

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 13/05/2019, 10:32

Thế bế tắc trong đàm phán thương mại thể hiện rõ khi Mỹ đòi hỏi Trung Quốc phải sửa đổi luật nhưng phía quốc gia châu Á nhất quyết không làm tổn hại lợi ích của chính mình.

Trả lời phỏng vấn đài Fox News ngày 12.5, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nhấn mạnh Trung Quốc cần chấp thuận các điều khoản thực thi mạnh mẽ, đồng thời cho biết việc giới chức Bắc Kinh chưa chịu sửa đổi luật như từng cam kết là điểm nghẽn khiến hai nước chưa thể đạt thỏa thuận. Quan chức này cũng khẳng định Mỹ vẫn duy trì thuế quan trong lúc đàm phán tiếp tục.

Hãng Reuters trước đó dẫn nguồn tin tiết lộ Trung Quốc gần đây bất ngờ đổi ý không muốn sửa luật mà chỉ sẵn sàng thực hiện những yêu cầu Mỹ đưa ra bằng quyết định hành chính. Chính quyền Mỹlo ngại cam kết nếu không cụ thể hóa thành luật thì rất khó kiểm tra quốc gia châu Á có thực thi hay không.

Tờ Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) đáp trả với bài đăng ngày 13.5: “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tôn nghiêm. Đừng aimong đợi Trung Quốc nuốt trái đắng gây hại cho lợi ích cốt lõi của chính chúng tôi”. Báo nhắc lại quan điểm chính quyền Bắc Kinh sẵn lòng đàm phán nhưng không thỏa hiệp những vấn đề mang tính nguyên tắc.

Phụ san của Nhân dân Nhật báo Hoàn cầu thời báo cũng có bài bình luận đánh giá Trung Quốc không có lý do gì để sợ một cuộc chiến thương mại.

Tổng thống Donald Trump vào ngày 12.5 mô tả Mỹ đang ở thế có lợi trong đàm phán. Ông tuyên bố những cá nhân/ đơn vị Mỹ mua hàng Trung Quốc nay có thể chuyển sang mua hàng nội địa hoặc hàng từ nước khác, trong khi Mỹ thu được hàng chục tỉUSD tiền thuế từ Trung Quốc.

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ thu được hàng chục tỉ USD tiền thuế từ Trung Quốc - Ảnh: CNBC

Cố vấn Kudlow lại nhận xét cả hai nền kinh tế đều mất tiền cho thuế quan, tuy vậy nền kinh tế Mỹ đủ sức đối phó.

“Chúng ta đang ở tình trạng tuyệtvời để sửa chữa 20 năm hoạt động thương mại không công bằng với Trung Quốc. Đây là rủi ro ta nên thực hiện, chẳng có thiệt hại đáng kể nào”, theo cố vấn Kudlow.

Đặc biệt, cố vấn Kudlow còn cho biết nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp tham dự hội nghị cấp cao G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) tại Nhật Bản cuối tháng 6 tới. Hai nhà lãnh đạo qua lần tiếp xúc cuối năm 2018 từng đem lại quãng thời gian hòa hoãn kéo dài 5 tháng, tạo điều kiện xúc tiến đàm phán.

Bế tắc trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung khiến giá dầu giảm ngay đầu tuần. Mở đầu phiên giao dịch 13.5, chỉ số Brent (chuẩn quốc tế) giảm 0.2% đạt 70,49 USD/ thùng, giá dầu WTI (thị trường Mỹ) giảm 0,4% đạt 61,31 USD/ thùng.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Trung không có dấu hiệu nhượng bộ trong đàm phán thương mại