Đã có khoảng 80 thi thể được tìm thấy từ một mỏ ngọc bích bị lở đất chôn vùi ở phía bắc bang Kachin của Myanmar, khoảng 100 người hiện vẫn còn mất tích, quan chức cứu hộ Myanmar cho biết ngày 22.11.

Myanmar lở đất mỏ ngọc bích, chôn vùi hơn 180 người

Một Thế Giới | 22/11/2015, 17:31

Đã có khoảng 80 thi thể được tìm thấy từ một mỏ ngọc bích bị lở đất chôn vùi ở phía bắc bang Kachin của Myanmar, khoảng 100 người hiện vẫn còn mất tích, quan chức cứu hộ Myanmar cho biết ngày 22.11.

Vụ lở đất xảy ra vào sáng sớm 21.11 tại Hpakant, khu vực mỏ ngọc bích có chất lượng cao nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng là khu mỏ khai thác đá quý nguy hiểm hàng đầu thế giới.
Phần lớn công nhân tại khu mỏ này là những người di cư từ khắp nơi ở Myanmar, phải chấp nhận làm việc nặng nhọc nhiều giờ mỗi ngày với đồng lương rẻ mạt.
"Hiện tại chúng tôi đã tìm thấy gần 80 thi thể trong đống đất vùi, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm những người mất tích", một quan chức của Hpakant Township nói với Reuters qua điện thoại.
Vị quan chức này (xin giấu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông về vụ việc) cho biết vụ lở đất xảy ra vào lúc 3 giờ ngày 21.11 gần khu vực mỏ được kiểm soát bởi Triple One Jade Minning.
Một nhà lập pháp địa phương và một nhân viên cứu hộ cũng đã xác nhận thông tin trên.
New Light of Myanmar cho biết nhiều người trong số những thợ mỏ bị thiệt mạng đang ngủ trong lều khi vụ lở đất xảy ra.
Ngành công nghiệp khai thác ngọc ở Myanmar là một vấn đề còn nhiều bí ẩn, phần lớn ngọc bích được khai thác ở Hpakant được xuất khẩu lậu sang Trung Quốc, nơi ngọc bích rất được ưa chuộng.
Theo Global Witness, một tổ chức phi chính phủ, trong một báo cáo toàn diện về ngành khai thác đá quý hồi đầu năm nay, tổng giá trị ngành công nghiệp khai thác ngọc trị giá khoảng 31 tỉ USD vào năm 2014.
Nhiều mỏ ngọc bích tại Myanmar được điều hành bởi các quan chức chính phủ, có quan hệ mật thiết với chính quyền quân sự tại Myanmar.
Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan
Sạt lở đất ở Cà Mau: Câu chuyện chưa có hồi kết
Những tháng mùa khô năm 2024, tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt lở, sụt lún đất. Hiện nay, dù đã vào mùa mưa nhưng tình trạng này vẫn còn diễn ra với mức độ nghiêm trọng, chưa có hồi kết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Myanmar lở đất mỏ ngọc bích, chôn vùi hơn 180 người