Theo Bộ TT-TT, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột, gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Năm 2022, tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Thu Anh | 04/01/2022, 14:04

Theo Bộ TT-TT, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột, gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Trong năm 2021, lĩnh vực ứng dụng CNTT có nhiều sự kiện nổi bật, trong đó phải kể đến việc Bộ TT-TT đã hoàn tất việc phát triển ứng dụng duy nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 quốc gia, tên là PC-COVID (được phát triển từ nền tảng ứng dụng Bluezone) với các tính năng chính, gồm cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, quét mã QR, khai báo y tế, thông tin tiêm vắc xin…

Ứng dụng PC-COVID đã được đưa lên kho ứng dụng Apple và Google vào ngày 30.9.2021 và chính thức được giới thiệu vào ngày 1.10.2021.

Theo Bộ TT-TT, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột, gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân; khai mở giá trị mới, tạo ra không gian phát triển đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Phát triển hệ sinh thái số Việt Nam với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến tới làm chủ công nghệ dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; làm chủ công nghệ nền tảng tạo đột phá cho chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua tăng cường phạm vi hoạt động của các nền tảng số Make in Vietnam có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.

Đến hết năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử, chính phủ số trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.

nam-2022-tiep-tuc-day-nhanh-tien-trinh-chuyen-doi-so-quoc-gia.jpg
Mục tiêu đến hết năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử - Ảnh: Internet

Đặt mục tiêu chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số

Về định hướng đến năm 2025, theo Bộ TT-TT, sẽ chuyển từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số quốc gia. Chuyển từ chính phủ điện tử sang chính phủ số, thực hiện sứ mệnh đưa mọi hoạt động kinh tế - xã hội lên môi trường số, toàn dân và toàn diện. Quy mô thị trường ứng dụng CNTT đạt 25 - 30 tỉ USD vào năm 2025, tăng trưởng 20 - 30%/năm.

Đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Phát triển hạ tầng số cho chính phủ số, ổn định, an toàn, thông suốt, đến cấp xã trên cơ sở tái cấu trúc mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan đảng, nhà nước cấp 1, mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp 2, mạng diện rộng tại các bộ, 36 ngành, địa phương và mạng internet băng rộng. Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số.

Xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây để hình thành đám mây chính phủ thống nhất trên cơ sở, quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ ngành, địa phương nhằm tạo môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ cho chính phủ số trên quy mô toàn quốc.

Phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia thiết yếu tạo nền tảng cho triển khai chính phủ số, chuyển đổi số. Sử dụng công nghệ mở, nền tảng mở tạo thành hệ sinh thái phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. Điển hình như nền tảng họp trực tuyến, nền tảng hỗ trợ làm việc từ xa trên môi trường số, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số thương mại điện tử, nông nghiệp chính xác, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh…

Đặt mục tiêu Việt Nam đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025 về chính phủ điện tử, chính phủ số trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.

Bài liên quan
KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh
Theo Thủ tướng, đất nước phát triển nhanh và bền vững phải dựa vào KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2022, tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia