Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 (EOR19), sinh khối có thể trở thành một mặt hàng quan trọng, góp phần giảm nhập khẩu nhiên liệu.

Năng lượng tái tạo và sinh khối góp phần giảm nhập khẩu nhiên liệu

Thu Anh | 11/11/2019, 08:09

Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 (EOR19), sinh khối có thể trở thành một mặt hàng quan trọng, góp phần giảm nhập khẩu nhiên liệu.

Mới đây, Đại sứ quán Đan Mạch đã công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 (EOR19); trong đó, Báo cáo EOR19 được xây dựng với 5 chủ đề gồm Các nguồn năng lượng, Tiết kiệm năng lượng, Năng lượng tái tạo, Cân bằng hệ thống điện, và Tác động khí hậu và ô nhiễm.

Theo EOR19, Việt Nam có cơ hội lớn để theo đuổi một lộ trình phát triển bền vững khi xét đến tiềm năng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và tiềm năng của nguồn năng lượng gió và mặt trời trong nước. Giá thành ngày càng giảm của các công nghệ này cũng như công nghệ pin lưu trữ năng lượng đã cho Việt Nam một lựa chọn thuận lợi khi chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Tuy nhiên, một lộ trình như vậy cũng kéo theo những thách thức nhất định trong việc mở rộng và tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống năng lượng và khai thác tiềm năng tiết kiệm năng lượng theo hướng tối ưu về chi phí trong các ngành.

Cụ thể, vào năm 2030 có sự gia tăng đáng kể về nhập khẩu than và dầu ở tất cả các kịch bản. Tỷ lệ phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu có thể giảm từ 59% xuống 51% vào năm 2030; từ 72% xuống 61% vào năm 2050 nếu kết hợp thành công giải pháp tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo để thay thế hầu hết các nhà máy nhiệt điện than.

Dựa trên dữ liệu về hoạt động giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo EOR19 cho thấy việc chuyển đổi thành công các phương tiện giao thông vận tải sang các phương tiện mới tiêu thụ năng lượng hiệu quả, bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa, có thể giúp giảm 25% lượng dầu nhập khẩu vào năm 2050.

Về các nguồn năng lượng tái tạo, Báo cáo EOR19 cũng chỉ ra rằng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, thủy điện và sinh khối có thể chiếm tới 24% nguồn cung năng lượng sơ cấp vào năm 2050 và chiếm 59% sản lượng điện sản xuất.

Kết quả tính toán từ mô hình cho thấy sử dụng sinh khối cho các nhà máy điện và nhiệt điện đồng phát trong công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc dùng nguồn năng lượng này cho việc nấu ăn trong gia đình như hiện nay. Điều này cho thấy sinh khối có thể trở thành một mặt hàng quan trọng, góp phần giảm nhập khẩu nhiên liệu.

Từ đó, Báo cáo EOR19 cũng đưa ra những khuyến nghị cụ thể như cần sớm nghiên cứu việc giảm nhu cầu sử dụng than trong tương lai, điển hình như đánh thuế đối với sử dụng than hoặc hạn chế nhà máy nhiệt điện than mới. Các nhà máy nhiệt điện than được xây dựng hiện nay sẽ tiếp tục vận hành trong vòng 30 năm tới; do đó, để tránh các hiệu ứng mắc kẹt với nhiệt điện than, cần có hành động và biện pháp cấp bách để giảm phụ thuộc vào (nhập khẩu) than về dài hạn. Ngoài ra,việc giảm tiêu thụ thancó thể giúp giảm ô nhiễm không khí và phát thải CO2.

Ngoài ra, Báo cáo EOR19 cũng khuyến nghị huy động tiềm năng sinh khối trong nước cho sản xuất năng lượng. Các biện pháp chính sách như giá điện ưu đãi (FiT) và các chương trình trợ giá đầu tư là các ví dụ về các biện pháp có thể thúc đẩy sử dụng sinh khối hiệu quả và chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ than sang sinh khối.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năng lượng tái tạo và sinh khối góp phần giảm nhập khẩu nhiên liệu