Hi sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc, những binh sĩ đồng tính trong chiến tranh thế giới lần nhất lại nhận về cái kết bi thảm.

Câu chuyện về những binh sĩ đồng tính bị lãng quên trong chiến tranh thế giới lần nhất (P.2)

Chí Thiện | 11/11/2019, 06:49

Hi sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc, những binh sĩ đồng tính trong chiến tranh thế giới lần nhất lại nhận về cái kết bi thảm.

Câu chuyện về những binh sĩ đồng tính bị lãng quên trong chiến tranh thế giới lần nhất (P.1)

Trong chiến tranh thế giới lần nhất, có rất nhiều binh sĩ sau khi bị phát hiện là đồng tính đã chọn cái chết trên chiến trường như một cách tự giải thoát.

Edward Brittain – một binh sĩ từng nhận Thập tự quân cho lòng dũng cảm tại “Trận chiến kinh hoàng ở Somme” vào năm 1916, ngày đen tối nhất trong lịch sử quân đội Anh với gần 20.000 người bị tàn sát và gần gấp đôi số đó bị thương. Anh đã bị giết vào năm 1918 trong “Trận chiến sông Piave”.

Tuy nhiên, chị gái Vera của Brittain tiết lộ rằng một ngày trước khi chết, anh trai cô đã bị buộc tội quan hệ tình dục đồng giới xuất phát từ lá thư tình bị phát hiện trong tư trang của anh. Các nhà sử học tin rằng Brittain đã tự bước vào họng súng của kẻ thù như một hình thức tự sát.

Edward Brittain được chôn cất tại nghĩa trang Anh Granezza trên cao nguyên Asiago ở Ý

Tại Nga, một nhà sử gia đã phát hiện ra lá thư của một binh sĩ cấp thấp gửi đến bác sĩ tâm thần của mình. Trong đó, anh ta mô tả việc bị thu hút bởi những người đàn ông khác trong đơn vị. Anh cảm thấy kiệt sức vì phải sống một cuộc đời kỳ lạ và hi vọng có thể chết khi chiến đấu với người Đức.

“Năm 15 tuổi, tôi làm trợ lý cho một cửa hàng và ông chủ đưa cho tôi xem một bộ sưu tập thẻ khiêu dâm. Tôi bắt đầu nảy sinh sự hứng thú với người cùng giới, cố gắng quyến rũ họ dù không hiểu gì về thứ khủng khiếp này. Tất nhiên, tôi đã hành sự rất cẩn thận.

Vài năm sau, tôi gia nhập quân đội – một môi trường thuận lợi cho đam mê của mình. Tôi không bao giờ cảm thấy bị hấp dẫn bởi phụ nữ và thường xuyên nghĩ đến việc tự tử. Đại chiến nổ ra và tôi được huy động. Những trải nghiệm ở chiến trường khiến tôi quên đi quá khứ mục nát của mình nhưng khi trở thành anh hùng và được trao huy chương Thánh George, tôi cảm thấy xấu hổ và nhớ về cuộc sống hèn hạ của mình.

Sau đó, tôi bị thương tại một chiến hào của Đức. Sau hai lần phẫu thuật, tôi đã cầu xin được chết nhưng cơ thể tôi không bỏ cuộc”, binh sĩ người Nga viết.

Mặc dù vậy, không phải câu chuyện nào cũng có cái kết bất hạnh.

Montague Glover

Raph Hall do Glover chụp

Montague Glover là một kiến ​​trúc sư và nhiếp ảnh gia từng nhận Thập tự quân. Sinh ra trong tầng lớp trung lưu, anh từng qua lại với các thanh niên làm thuê từ các tầng lớp được cho là thấp hơn và khi ấy đã gây sốc cho nhiều người. Glover gặp Ralph Hall vào những năm 1930 và họ đã sống với nhau trong 50 năm cho đến khi anh qua đời vào năm 1983.

Khi Hall qua đời 4 năm sau đó, album “gia đình đồng tính” của họ đã được phát hiện. Nó chứa đầy những bức thư tình, các bức ảnh về thời gian họ bên nhau và nhiều người đàn ông khác mặc đồng phục quân đội hoặc chỉ là đồ lót.

E.M. Forster

Trong khi đang phục vụ ở Ai Cập, nhà văn người Anh nổi tiếng E.M. Forster (Howard’s End, A Room with a View…) đã có một mối quan hệ kéo dài 3 năm với một chàng trai địa phương - Mohammed el Adl. Mối tình này kết thúc vào năm 1918 sau khi Mohammed bị buộc phải kết hôn, nhưng anh ta không bao giờ quên Forster và đã đặt tên cho con trai theo tên người yêu cũ.

Sau khi Mohammed qua đời vào năm 1922, vợ của anh đã gửi cho Forster chiếc nhẫn vàng của chồng bà như vật kỷ niệm. Nhiều người đồn rằng Forster đã đặt nó dưới gối hằng đêm để tưởng nhớ về mối tình xưa.

Joseph Randall Ackerley

Joseph Randall Ackerley là một binh sĩ từng chiến đấu trong Trận chiến Somme và bị quân đội Đức bắt giữ. Năm 1925, ông xuất bản vở kịch The Prisoners of War và chia sẻ cởi mở về xu hướng tính dục đồng tính của mình. Năm 1956, ngay sau khi cho ra mắt tiểu thuyết My Dog Tulip, nhà xuất bản đã cảnh báo Ackerley rằng “cảnh sát sẽ tới nhà để bắt giữ ông”.

Bất chấp mọi định kiến và đe dọa, Ackerley kiên quyết sống thật và trở thành một trong những người đồng tính nam nổi tiếng đầu tiên. Năm 1942, ông đã công khai lên tiếng chống lại sự đối xử bất công dành cho người đồng tính.

Nguyên soái Kitchener của quân đội Anh bị đồn từng có quan hệ đồng tính

Phía Đồng minh cũng có nhiều người đồng tính nam phục vụ trong quân đội.

Mùa đông năm 1915, một người lính Đức vô danh đã chết trong một bệnh viện dã chiến ở Nga sau khi bị trúng đạn. Mặc dù danh tính của anh ta chưa bao giờ được tiết lộ, một lá thư gửi cho bạn trai của anh ta - chỉ được biết dưới cái tên “S” – cho thấy điều kiện sống lúc ấy rất tồi tệ: “Không có gì để đọc, làm ơn hãy gửi cho anh báo. Nhưng trên hết, hãy hồi âm sớm!”.

S đã phải chứng kiến người mình yêu đi thẳng vào khói lửa chiến tranh để chết trong cô đơn và đau đớn, trong khi anh ở cách xa hàng vạn dặm và không có khả năng giúp đỡ hay an ủi người yêu. Sau đó, người ta phát hiện lá thư hồi âm của S không bao giờ đến được tay người lính vô danh do bị lạc trong sự hỗn loạn của chiến tranh.

Nói chung, những người đồng tính nam đã chiến đấu dũng cảm và chết vì đất nước của họ. Nhưng những binh sĩ từng bị kết tội “không đứng đắn” cố gắng tái nhập ngũ thường bị gọi bằng cái tên “Lữ đoàn bẩn thỉu”.

Có tin đồn cho rằng Nguyên soái Kitchener - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh khi ấy của Anh và từng xuất hiện trong tấm áp phích nổi tiếng với ngón tay chỉ ra kèm dòng chữ “Quốc gia cần bạn!” - đã có một mối tình với thư ký riêng của mình - Trung tá Oswald Fitzgerald.

Mai Thảo (theo Attitude)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện về những binh sĩ đồng tính bị lãng quên trong chiến tranh thế giới lần nhất (P.2)