Vụ mất tên lửa Soyuz 2-1b ngay sau khi phóng đã khiến Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev rất không hài lòng với Phó thủ tướng Dmitry Rogozin, người phụ trách chương trình không gian Nga.

Nga phóng tên lửa thất bại, Phó thủ tướng bị khiển trách

Trần Trí | 07/12/2017, 18:10

Vụ mất tên lửa Soyuz 2-1b ngay sau khi phóng đã khiến Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev rất không hài lòng với Phó thủ tướng Dmitry Rogozin, người phụ trách chương trình không gian Nga.

Báo Independent (Anh) ngày 6.12 dẫn trang tin Sputnik (Nga) tường thuật cuộc họp ngày 4.12 giữa Thủ tướng Medvedev với các phó của ông.

Tại cuộc họp, ông Medvedev nói: “Điều tồi tệ là tất cả các quan chức đã sớm vui mừng báo cáo thành tích rằng cuộc phóng tên lửa đã được thực hiện theo các chỉ số tiêu chuẩn và tất cả mọi sự đều tốt đẹp. Thực tế là những vụ phóng tên lửa thất bại là chuyện tái diễn liên tục”.

Rồi ông nói thẳng với Phó thủ tướng Rogozin: "Dmitry Olegovich, tôi hy vọng ông hiểu được mức độ nghiêm trọng của câu chuyện này".

Tên lửa vừa bay được 1 phút đã vội mừng

Đây là vụ phóng tên lửa thất bại thứ 10 dưới thời ông Rogozin, người chịu trách nhiệm chương trình không gian Nga từ năm 2011.

Theo Independent, 1 giờ trước khi tên lửa Soyuz-2.1b vừa được phóng lên từ bệ phóng ngày 28.11 ở sân bay vũ trụ Vostochnyi lúc 08 giờ 41 phút sáng (giờ Moscow), mọi sự đều tốt đẹp.

Vệ tinh Soyuz 2-1b, tầng tăng tốc Fregat và 19 vệ tinh nhỏ khác đều được đánh giá hoạt động tốt, đáng tin cậy. Soyuz 2-1b là hậu duệ trực tiếp của tên lửa từng đưa phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin vào vũ trụ và đã được nâng cấp hàng ngàn lần.

Đấy là vụ phóng tên lửa đầu tiên ở sân bay vũ trụ mới Vostochny (ở Viễn Đông Nga) nên không khí rất vui vẻ. Lúc 8 giờ 42 phút sáng (giờ Moscow), Phó thủ tướng Rogozin đã chúc mừng nhân viên sân bay vũ trụ thực hiện phóng tên lửa thành công.

Nhưng 3 giờ sau đó, Cơ quan không gian Roskosmos ra tuyên bố, thừa nhận “có những bất thường”. Họ bị mất liên lạc với các vệ tinh trước khi chúng kịp vào quỹ đạo.

Ngay sau đó, các thông tin cho biết tên lửa Soyuz-2.1b khi vừa bay lên đã trục trặc, các mảnh vỡ của tên lửa cùng với hàng hóa nó chở theo đã rớt xuống Đại Tây Dương.

Nhiệm vụ phóng của tên lửa Soyuz-2.1blà đưa vệ tinh dự báo thời tiết Meteor-M cùng 18 vệ tinh nhỏ khác lên quỹ đạo của từng chiếc.

Vệ tinh Meteor-M nặng 3 tấn được mua bảo hiểm với tổng số tiền 2,6 tỉ rúp, bị đốt cháy trong bầu khí quyển.

Sau đó, một quan chức Roscosmos nói vệ tinh vẫn còn bay trong vũ trụ, dù nó không thể bay đến quỹ đạo chỉ định, nên họ không thể liên lạc với nó.

Ngày 29.11, Giám đốc Cơ quan không gian Roskosmos, ông Konstantin Chmarov gọi vụ phóng tên lửa thất bại từ sân bay vũ trụ chính của đất nước là "cuộc bay thử nghiệm".

Sau vụ tai nạn, Roskosmos đã giảm số lượng vụ phóng tên lửa dự kiến theo kế hoạch từ sân bay vũ trụ mới trong vài năm tới.

Phó thủ tướng Rogozin- Ảnh: Sputnik

Đổ lỗicho kỹ thuật viên là suy nghĩ ấu trĩ

Chưa thể rõ nguyên nhân vụ phóng thất bại, có thể hai tuần nữa mới có kết luận của một ủy ban điều tra cấp chính phủ. Chi phí vụ phóng tên lửa Soyuz-2.1b ước tính là 3 tỉrúp.

Ông Konstantin Kreydenko, tổng biên tập tạp chí Vestnik Glonass (chuyên về vệ tinh viễn thông) nói: “Đổ thừa cho kỹ thuật viên là ấu trĩ, là ý kiến của người chẳng hề có tri thức chuyên môn”.

Chính phủ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ưu tiên phát triển ngành không gian Nga, nhằm phục hồi danh tiếng thời Liên Xô. Vô số tiền đã đổ vào chương trình này. Năm 2017, Nga chi số tiền kỷ lục 170 tỉ rúp cho ngành không gian (2,4 tỉ bảng Anh, theo Independent) và số kinh phí này sẽ còn tăng.

Khoản chi ấy chưa thể bì với tiền cấp cho NASA (Mỹ) nhưng vẫn quá lớn với mục tiêu hiện nay của Nga là sử dụng công nghệ vệ tinh để thương mại.

Chủ quản lem nhem tài chính, kỹ sư chán cống hiến

Vấn đề là có nhiều chuyện không hay xảy ra với khoản kinh phí của Nga. Sân bay vũ trụ mới Vostochny (để giảm lệ thuộc sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan) vướng nhiều tai tiếng tham nhũng và quản lý kém.

Theo Independent, Phó thủ tướng Rogozin cũng bị chỉ trích, vì chi 9 triệu rúp (120.000 bảng) để thuê một máy bay đi xem vụ phóng tên lửa thất bại ngày 28.11.

Chuyên gia Luzin nói: “Roscosmos cần minh bạch hơn, và trả lương tốt hơn cho các kỹ sư. Thật phi lý khi một kỹ sư tên lửa hưởng mức lương 400 USD/tháng, trong khi ông Rogozin và các quan chức lại đi máy bay riêng”.

Ông Luzin còn nói lương thấp khiến người có tham vọng cũng không thích gia nhập ngành không gian. Nhưng đấy không là lý do duy nhất để các kỹ sư trẻ muốn thay thế lớp đàn anh được đào tạo thời Liên Xô.

Khi ngành không gian được phân loại thành một ngành quân sự, các chuyên gia bị cấm đi du lịch hoặc làm việc ở nước ngoài. Ông Luzin nói: “Thế hệ trẻ khôn ngoan hơn đã tránh xa ngành này”.

Ông James Oberg, cựu chuyên gia kiểm soát các chuyến bay tàu con thoi của NASA, nói với báo Independent: ngành không gian Nga đang bắt đầu giống như “những tu sĩ chiến binh thời trung cổ. Các chuyên gia ở lại ngành đều có khả năng và muốn cống hiến hết mình, nhưng họ bị dính chặt ở vị trí của họ”.

Ông khẳng định một trong những trạng huống đáng buồn của vụ phóng tên lửa thất bại, là 18/19 vệ tinh do các nhóm sinh viên sáng tạo nên. Và ông cho rằng việc Nga tiếp tục gặp những khó khăn trong ngành không gian là “tin buồn cho tất cả mọi người”.

Ông Obergkết luận: “Vào thời đỉnh cao, chương trình không gian Nga rất cần thiết cho Mỹ. Họ từng là một đối thủ đáng gờm, và việc thiếu Nga sẽ khiến chúng ta không thể đưa người lên Mặt Trăng”.

Vĩnh Thụy (theo Independent, Moscow Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga phóng tên lửa thất bại, Phó thủ tướng bị khiển trách