Khi dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mô tả vụ liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích các cơ sở của chính phủ Syria là "đòn đánh dằn mặt" trước khi quốc tế có thể mở cuộc điều tra nghi án chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học giết dân thường.

Nga-Trung nâng tầm quan hệ quân sự đặc biệt

Trần Trí | 25/04/2018, 12:53

Khi dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mô tả vụ liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích các cơ sở của chính phủ Syria là "đòn đánh dằn mặt" trước khi quốc tế có thể mở cuộc điều tra nghi án chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học giết dân thường.

Vào lúc Nga-Trung càng mạnh mẽ xây dựng ảnh hưởng trên vũ đài quốc tế, hai nước muốn là một mặt trận thống nhất chống lại Mỹ vốn thường thách đố sự trỗi dậy của liên minh này.

Nga-Trung nângtầm quan hệ quân sự đặc biệt lên tầm cao mới

Tại hội nghị SCO, lãnh đạo quân sự Nga-Trung hứa tăng cường quan hệ quân sự-chính trị song phương, nhằm thách thức quyền lợi Mỹ, nhất là khi Mỹ có quan điểm cứng rắn về Syria và Iran.

Ngày 24.4 tại thành phố Thanh Đảo (miền Đông Trung Quốc), Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gặp tướng không quân Hứa Kỳ Lượng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, ông Shoigu nói: “Thời gian làm thay đổi mọi sự. Nhưngnó không làm đổi thay quan hệ cấp cá nhân giữa chúng ta và giữa hai nước chúng ta, và quan hệ hữu nghị thân cận của lãnh đạo hai nước bảo đảm cho điều này”.

Vị bộ trưởng còn ca ngợi “tính chất ưu ái trong quan hệ liên chính phủ”, thể hiện qua nhiều cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cả hai nhà lãnh đạo đều giành được sự ủng hộ của người dân hai nước, trong việc nâng cao quan hệ Nga-Trung lên tầm cao mới.

Ông Shoigu nói Nga-Trung tiếp tục chiến lược củng cố quan hệ tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực quốc phòng. Ông còn nói với tướng Hứa Kỳ Lượng rằng quan hệ này là “nhân tố quan trọng để duy trì an ninh khu vực và thế giới. Trong chính trị thế giới hiện đại, hai nước chúng ta cùng chung quan điểm”.

Bộ trưởng Nga cũng hoan nghênh quan điểm của Bắc Kinh về Syria, nơi mà quân đội Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục đánh quân nổi dậy và các tổ chức đòi thánh chiến Hồi giáo Jihad.

Năm 2011, quân nổi dậy Syria vùng lên, có sự ủng hộ của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh, nhưng Nga-Iran phản đối cực lực.

Trong những năm đầu, những khi phương Tây toan lên án sự đàn áp của chế độ Syria ở Hội đồng Bảo an LHQ, Nga-Trung đều dùng quyền phủ quyết để bác những nghị quyết chống lại ông Assad.

Khi quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt đầu chiếm ưu thế, hai thế lực Mỹ-Nga cùng mục tiêu đánh bọn IS, từ đó chúng gần như bị đuổi khỏi Iraq và Syria. Nhưng sự bất đồng Mỹ-Nga lại nổi lên cao.

Mỹ và đồng minh cáo buộc chế độ Assad dùng vũ khí hóa học ở những vùng do quân nổi dậy chiếm giữ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hai lần ra lệnh tấn công các cơ sở của chính phủ Syria. Anh-Pháp cũng tham gia không kích ở đợt tấn công thứ 2, bất chấp sự cảnh báo của Nga-Iran và cả Trung Quốc. 3 nước này không tin Tổng thống Assad giữ vai trò trong những nghi án tấn công hóa học.

Bộ trưởng Shoigu nói với tướng Hứa Kỳ Lượng: “Tôi cảm ơn quývị đã ủng hộ chúng tôi tại cuộc họp HĐBA LHQ về vụ tấn công hóa học ở Syria. Chắc chắn đó là sự vi phạm tất cả các chuẩn mực nhân đạo và luật pháp quốc tế”. Ông mô tả vụ tấn công “kiểu phương Tây” là đánh trước khi quốc tế có thể mở cuộc điều tra.

Ông Shoigu cũng “xin cảm ơn bạn bè Trung Quốc ủng hộ chúng tôi về vấn đề Syriavà lên án hành vi vô trách nhiệm của vài nước phương Tây đã lấy cớ giả để tấn công một quốc gia có chủ quyền”.

Tướng Hứa Kỳ Lượng đáp lời vị tướng Nga: “Quan hệ Trung-Nga đã được nâng lên tầm cao mới, nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ của lãnh đạo hai nước. Quan hệ song phương này được thể hiện qua sự tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác”.

Vị Phó chủ tịch Quân ủy còn nói: “Các thách thức an ninh mới,các vấn đềđang nổi lên từ sự bất ổn ngày càng tăng trên toàn thế giới. Vì thế, Trung Quốc sẵn sàng đi vào chiềusâu sự ủng hộ song phương với Nga, tăng cường sự hợp tác toàn diện, củng cố quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ quân sự. Trung-Nga sẽ cùng bảo vệ quyền lợi an ninh của hai nước và duy trì cán cân chiến lược khu vực”.

Lãnh đạo quân sự 8 nước SCO dự hội nghị ở Thanh Đảo - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Nga không chấp nhận ý đồ của Mỹ

Để thể hiện quan hệ thân cận, ông Tập Cận Bình cũng gặp Bộ trưởng Shoigu và Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm 23.4. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông nói “tầm cao mới trong quan hệ Trung-Nga là vốn quýcủa cả hai nước”. Ôngcũng nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ của 8 nước thành viên SCO (lập năm 2001) là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, khi được hỏi liệu SCO có nỗ lực tạo một sự thách thức phương Tây một cách trực tiếp hay không, ông Lavrov nói với các nhà báo hôm 24.4: “SCO không kiềm chế bất kỳ nước nào, vai trò của chúng tôi là bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ở những lĩnh vực chính trị, quân sự-chính trị và kinh tế”.

Vị ngoại trưởng nhấn mạnh các nước SCO “cũng duy trì hợp tác quân sự, ưu tiên an ninh toàn cầu,gồm cả việc đánh bọn IS cùng các tổ chức khủng bố”. Ông Lavrov phàn nàn “nhiều nước công khai ủng hộ chính sách “làm Syria tan rã”và ông cáo buộc Mỹ mượn chuyện đánh bọn IS để duy trì sự hiện diện quân sự ở Syria và “lập chính quyền địa phương” nhằm thách đố Tổng thống Assad.

Ngày 23.4, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Lavrov nói Nga-Trung sẽ cùng nhau ngăn chặn Mỹ hủy Thỏa thuận hạt nhân Iran được lập năm 2015, giữa Iran với Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức.

Thỏa thuận có tên chính thức Hành động chung toàn diện (JCPOA) hoặc gọi tắt là Thỏa thuận G5+1, buộc Iran từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân, đổi lại là được Mỹ dỡbỏ nhiều trừng phạt kinh tế trị giá hàng tỉ USD.

Tổng thống Trump đã gọi là “một thỏa thuận tồi tệ” vì còn nương nhẹ Iran và dọa sẽ hủy bỏ, nhưng Nga-Trung cùng khối E3 ( Pháp, Đức và Anh) đều muốn duy trì JCPOA.

Hiện quân đội Mỹ vẫn trội hơn quân đội của Nga và Trung Quốc. nhưng hai cường quốc phương Đông này đã phát triển và hiện đại hóa quân đội để thu ngắn cách biệt. Dù hai vị tổng thống Mỹ-Nga cố gắng hòa giải, nhưng các ông Trump-Putin đều nóiquan hệ giữa hai nước đang xuống cấp trầm trọng.

Khi được hãng thông tấn nhà nước TASS hỏi, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói Washington vẫn đề cao giá trị quan hệ với Moscow, nhưng Mỹ vẫn xem Nga là một đối thủ. Ông nói hôm 24.4: “Nga tiếp tục là một đối thủ chiến lượcvà nỗ lực của họ là gây hại cho phương Tây. Quan hệ quốc tế giữ phần quan trọng. Chúng tôi đều hiểu giá trị này. Nhưng chúng tôi đang trong một cuộc tranh đua chiến lược”.

Bảo Vĩnh (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga-Trung nâng tầm quan hệ quân sự đặc biệt