Ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) sẽ công bố phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Đâu là những khả năng có thể xảy ra?

Ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài thường trực sẽ ra phán quyết ra sao?

Cẩm Bình | 03/07/2016, 15:56

Ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) sẽ công bố phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Đâu là những khả năng có thể xảy ra?

Hiện tại, Philippines và toàn thế giới đang chờ xem ai sẽ là ngườithắng trong vụ kiện. Tuy nhiên, báo The PhilippineStarcho rằngphân định ai thắng ai thua không phải làđiều dễ dàng.

Philippines đã gửi lên Tòa Trọng tài thường trực 15 yêu cầuvà chưa chắc 15 yêu cầunày đều được tòa xử hợp lệ.

Ba khả năng có thể xảy ra

Nhà báo kỳ cựuChito Sta.Romana, chuyên gia vềTrung Quốc, và chuyên giaPaul Gerwitz thuộc Viện nghiên cứuBrookings đã chỉ ra 2điểm quan trọng để xác định liệu Philippines có nhận được phán quyết có lợi từ Tòa Trọng tài thường trựchay không.

Điểm thứ nhất là việc Philippines tuyên bố yêu sách “đường 9đoạn” của Trung Quốclà trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và quyền lợi hàng hải của Trung Quốc không được vượt quá cácquy định trong UNCLOS.

UNCLOS là một trong những thỏa thuận quốc tế quan trọng trong việc dàn xếp các vấn đề liên quan đến Luật Biển, còn yêu sách “đường 9đoạn” chỉ là một tuyên bố được Trung Quốc đưa ra nhằmtuyên bố chủ quyền đốivới hầu hết các đảo, đá và vùng biển lân cận nước nàytrên Biển Đông.

166 quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Philippines, đều đã ký vào UNCLOS. Năm 2013, Philippines đã viện dẫn các quy định của UNCLOS trong 15 yêu cầu màhọgửi lên Tòa Trọng tài thường trựcđể chống lại yêu sách “đường 9đoạn”.

Theo nhà báo Chito Sta.Romana, về vấn đề này sẽ có 3khả năng xảy ra:

Đầu tiên,Tòa Trọng tài thường trựcsẽ tuyên bố tòa không có thẩm quyền giải quyết. Đây sẽ là một đòn nghiêm trọng đối với Philippines.

Thứ hai, Tòa Trọng tài thường trựctuyên bố có thẩm quyền giải quyết nhưng sẽ cần thêm thông tin để ra phán quyết cuối cùng.

Trong bối cảnh Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, động tháitrì hoãn như vậy có nghĩa là Philippines đã thất bại một nửa khi sự việc không được giải quyết mà lại bị kéo dài không biết đến lúc nào.

Thứ ba, Tòa Trọng tài thường trực tuyênbố có thẩm quyền giải quyết.Trong trường hợp này, tòa sẽ phải quyết địnhlập luận củaPhilippines rằngluật pháp quốc tế (UNCLOS) có giá trị hơn yêu sáchlịch sử (yêu sách “đường 9đoạn”) có đúng đắn hay không.

Nếu Tòa Trọng tài thường trựcđưa ra phán quyết có lợi cho Philippines thì đây chính làchiến thắng rõ ràng của nước này trước Trung Quốc.

Theo nhà báo Chito Sta.Romana, về vấn đề UNCLOS và
Theo nhà báo Chito Sta.Romana, về vấn đề UNCLOS và "đường chín đoạn", sẽ có ba khả năng có thể xảy ra -Ảnh: ellentordesillascom

Là đảo hay chỉ là đá?

Đây là điểm mấu chốt thứ 2cần giải quyết.Câu trả lời của Tòa Trọng tài thường trựcmang tính chất rất quan trọng.Theo luật pháp quốc tế, một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sởcủa quốc gia đó.

NếuTòa Trọng tài thường trực xác định các thực thể tranh chấp làđảo thì thực thế đócóvùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Nếu các thực thể được xác định là đá thìchỉ có12 hải lý lãnh hải. Còn nếu đó là thựcthể “nửa chìm nửa nổi” (nổi khi thủy triều xuống)thì vùng đặc quyền kinh tếvà lãnh hải đều không tồn tại.

Bãi Cỏ Mây, một trong những điểm quan trọng trong tranh chấp- ảnh: Wikimedia
Bãi Cỏ Mây được Philippines tuyên bố chủ quyền- Ảnh: Wikimedia

Hiện tại Philippines đang có một đơn vịlính thủy đánh bộ và tàu đóng tại bãi Cỏ Mây gần đáVành Khăn.

Philippines mong muốn bãi Cỏ Mây và đáVành Khăn nghiễm nhiên nằm trong vùng đặc quyền kinh tếcủa Philippines. Tương tự như vậy là bãi Cỏ Rong. Điều này rất quan trọng vì khu vực bãi Cỏ Rong là nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ.

Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựccũng có tác động không nhỏ đối với Trung Quốc.

Nếu trên Biển Đông không có thực thể nào được xác định là đảo mà chỉ là đá hoặc thực thể “nửa nổi nửa chìm” thì Trung Quốc hoàn toànkhông thể rêu rao yêu sáchchủ quyền đối với các đảo được bồi đắp xây dựng trái phép.

Ngoài ra, trong 15 yêu cầumà Philippines gửi lên Tòa Trọng tài thường trực,tuyên bố ngư dân Philippines có vùng ngư trường truyền thống quanh bãi cạn Scarborough cũng là một tuyên bố quan trọng cần được xem xét đến.

Tàu cá ở bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcsẽ là gì?

Nếu Philippines đạt được phán quyết có lợi trong 2điểm mấu chốt nêu trên, chính phủ Philippines sẽ có ưu thế nhất định nếu muốn đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp.

Philippines cũng sẽ được quốc tếủng hộ trong việc yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Việc tuân thủ luật pháp quốc tế rất quan trọng với Trung Quốc vì thời gian gần đây nước này luôn tuyên bố muốn được xem là một cường quốc trỗi dậy hòa bình.

Hơn nữa, trong thời gian gần đây, kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khănvà giới lãnh đạo Trung Quốcđã bày tỏ lo âu trước viễn cảnh bất ổn toàn cầu.

Trung Quốc với tư cách là một cường quốc trỗi dậy phải thấy rằng nước này không nên gia tăng căng thẳng mà nên dùng tới biện pháp hòa bình để hòa giải với các quốc gia láng giềng như cách mà Mỹ đã làm với Cuba.

Còn đối với Philippines, ngày 12.7 tới sẽ là một cột mốc quan trọng.

Cẩm Bình (theo Phil Star)
Bài liên quan
Hàng nghìn căn nhà cháy rụi tại thủ đô Philippines
Hãng AFP đưa tin vào ngày 24.11, một đám cháy lan rộng trong khu ổ chuột tại thủ đô Manila của Philippines khiến khói đen dày đặc bao phủ kín bầu trời.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài thường trực sẽ ra phán quyết ra sao?