Ngày 25.9 có 9.706 ca mắc COVID-19 tại 34 tỉnh, thành phố, trong đó TP.HCM và Bình Dương ghi nhận 7.675 ca. Trong ngày có 10.590 bệnh nhân khỏi.

Ngày 25.9 có 9.706 ca mắc COVID-19, có 10.590 bệnh nhân khỏi

P.V | 25/09/2021, 18:37

Ngày 25.9 có 9.706 ca mắc COVID-19 tại 34 tỉnh, thành phố, trong đó TP.HCM và Bình Dương ghi nhận 7.675 ca. Trong ngày có 10.590 bệnh nhân khỏi.

Bản tin dịch COVID-19 ngày 25.9 của Bộ Y tế cho biết có 9.706 ca mắc COVID-19 tại 34 tỉnh, thành phố, trong đó TP.HCM và Bình Dương đã ghi nhận 7.675 ca. Trong ngày có 10.590 bệnh nhân khỏi.

toi-30-8-2021.jpg

Thông tin các ca nhiễm COVID-19 mới:

- Tính từ 17 giờ ngày 24.9 đến 17 giờ ngày 25.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.706 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 9.682 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.152 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 4.377 ca trong cộng đồng). 

 - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (4.046), Bình Dương (3.629), Đồng Nai (996), Long An (193), Bình Phước (147), An Giang (117), Kiên Giang (91), Tiền Giang (81), Hà Nam (66), Cần Thơ (48), Sóc Trăng (42), Tây Ninh (41), Bình Định (39), Khánh Hòa (25), Bến Tre (13), Ninh Thuận (13), Đà Nẵng (11), Phú Yên (10), Đắk Lắk (9), Bình Thuận (9), Quảng Bình (8 ), Quảng Trị (7), Đồng Tháp (6), Đắk Nông (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Nghệ An (4), Bạc Liêu (4), Cà Mau (4), Hà Nội (4), Vĩnh Long (3), Quảng Ngãi (2), Thanh Hóa (2), Trà Vinh (1), Thừa Thiên Huế (1).  

  - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Kiên Giang (-112), Đồng Tháp (-34), Tiền Giang (-31).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (651), TP. Hồ Chí Minh (260), Đồng Nai (193).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.940 ca/ngày.

Ngày 25/9: Có 9.706 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM và Bình Dương đã ghi nhận 7.675 ca - Ảnh 2.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến tối ngày 25.9

  Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 746.678 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.587 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 742.174 ca, trong đó có 511.270 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.

+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (366.539), Bình Dương (196.864), Đồng Nai (44.921), Long An (31.618), Tiền Giang (13.724).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.590

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 516.449

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.461 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 2.807

- Thở oxy dòng cao HFNC: 753

- Thở máy không xâm lấn: 127

- Thở máy xâm lấn: 742

- ECMO: 32

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 180 ca tử vong tại TP.HCM (123), Bình Dương (34), Đồng Nai (7), An Giang (3), Tiền Giang (3), Tây Ninh (3), Bến Tre (2), Đà Nẵng (2), Bình Thuận (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 220 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.400 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 189.606 xét nghiệm cho 400.433 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 17.805.333 mẫu cho 51.127.500 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vắc xin COVID-19

Trong ngày 24.9 có 786.421 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 37.583.248 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 30.027.703 liều, tiêm mũi 2 là 7.555.545 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối 25.9

- Cả thế giới có 231.970.490 ca nhiễm, trong đó 208.590.833 khỏi bệnh; 4.752.739 tử vong và 18.626.918 đang điều trị (95.253 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 103.359 ca, tử vong tăng 2.152 ca.

- Châu Âu tăng 40.385 ca; Bắc Mỹ tăng 11.060 ca; Nam Mỹ tăng 264 ca; châu Á tăng 48.941 ca; châu Phi tăng 682 ca; châu Đại Dương tăng 2.027 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 31.877 ca, trong đó: Indonesia tăng 2.137 ca, Thái Lan tăng 11.975 ca, Philippines tăng 16.907 ca, Cămpuchia tăng 816 ca, Đông Timor tăng 42 ca.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

  - Để chủ động sẵn sàng triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng các hướng dẫn sử dụng các loại vắc xin phòng COVID-19 mới ngay sau khi được Bộ Y tế phê duyệt (vắc xin Hayat-Vax; vắc xin Abdala...); 

Cập nhật hướng dẫn đối với các loại vắc xin đã và đang được sử dụng (nếu có) là: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Vero Cell và Johnson & Johnson. Lập kế hoạch và khẩn trương tổ chức tập huấn, đào tạo hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trước ngày 5.10.

- Ngày 25.9, khoảng 400.000 liều vắc xin AstraZeneca đã được chuyển về Việt Nam. Như vậy, số vắc xin lần này được tiếp nhận đã nâng tổng số vắc xin Nhật Bản viện trợ lên khoảng 3,58 triệu liều.

- TP.HCM:

+ Tiến hành lập 22 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nhằm đánh giá tổng thể công tác phòng, chống dịch của toàn TP HCM.

+ Thành phố triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm trong đợt 7 theo công văn số 3113/BCĐ-VX ngày 20.9.2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố. Tỷ lệ dương tính ở vùng đỏ và vùng cam hiện đang là 0,3%.

- TP. Hà Nội:

+ Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội tham mưu về phương án nâng cao năng lực xét nghiệm RT-PCR của ngành Y tế Hà Nội, đồng thời, nghiên cứu, triển khai ngay các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để điều phối xét nghiệm, liên thông toàn bộ kết quả xét nghiệm giữa đơn vị lấy mẫu, đơn vị làm xét nghiệm hướng tới cập nhật trực tiếp vào hồ sơ sức khỏe của người được lấy mẫu.

+ Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế công lập và các đơn vị khám chữa bệnh ngoài công lập trực thuộc ngành về việc điều chỉnh phân luồng xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán SARS-CoV-2 để trả kết quả xét nghiệm sớm cho các đối tượng và chủ động phát hiện ca bệnh, chẩn đoán, thu dung và theo dõi điều trị.

- Tại Hà Nam: Tiến hành thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cơ sở 2 tại phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, với quy mô 300 giường bệnh, có chức năng tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. 

Bệnh viện có nhiệm vụ khám, điều trị cho người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo mô hình tháp 3 tầng; chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 25.9 có 9.706 ca mắc COVID-19, có 10.590 bệnh nhân khỏi