Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ mới đây đã đề trình nghị quyết tại Thượng viện lên án sự hung hăng của Trung Quốc với Ấn Độ nhằm thay đổi hiện trạng tại Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Nghị quyết lên án 'Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ' được trình lên Thượng viện Mỹ

Hoàng Vũ | 14/08/2020, 17:06

Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ mới đây đã đề trình nghị quyết tại Thượng viện lên án sự hung hăng của Trung Quốc với Ấn Độ nhằm thay đổi hiện trạng tại Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Được khởi xướng bởi của thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn, thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner, nghị quyếtcáo buộc quân đội Trung Quốc quấy rối các cuộc tuần tra của Ấn Độ cũng như tăng cường triển khai quân độivà xây dựng cơ sở hạ tầng tạicác khu vực tranh chấp.

“Tôi hiểu rõ tầm quan trọng của mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Ấn Độ. Tôi đánh giá cao các động thái của Ấn Độ trong việc đứng lên chống lại Trung Quốc và duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do,cởi mở. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng tôicam kếthỗ trợ các đối tác, đồng minh như Ấn Độkhi chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc”, ông Cornyn cho hay.

Thượng nghĩ sĩ Warner cho biếtcuộc đụng độ biên giới hồi tháng 6 giữa Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn đến cái chết của khoảng 20 binh sĩ Ấn Độ, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên lãnh thổ tranh chấp.

"Nghị quyết chúng tôi đưa ra tại Thượng viện nhằm lên án các hành động của Trung Quốc cố tình thay đổi hiện trạng Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Ấn Độ và khuyến khích hai quốc gia tìm ra một thỏa thuận đểkhôi phục nguyên trạng LAC", ông Warrner khẳng định.

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang kể từ sau vụ ẩu đả chết người giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở phía đông vùng Ladakh, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa hai nước hôm 15.6 khiến 20 quân nhân Ấn độ thiệt mạng. Cuộc đụng độ đã khiến phong trào “bài Trung” tăng cao tại Ấn Độ. Nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đòi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã diễn ra tại các bang của Ấn Độ. Thậm chí, một số người đã đốt cờ Trung Quốc, đốt ảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc và các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.

Hiện Ấn Độ và Trung Quốc dường nhưchưa tìm được tiếng nói chung trong việc xử lý khủng hoảng. Vòng đàm phán gần nhất giữa hai bên không có kết quả đột phá nào. Việc chưa giải quyết ổn thỏa xung đột với Ấn Độ đang khiến Trung Quốc gặp nhiều áp lực hơn, đặc biệt ở phương diện kinh tế.

Chính phủ Ấn Độ trước đó đãra lệnh cấm ít nhất 59 ứng dụng di động Trung Quốc, gồm cả TikTok - một trong những tâm điểm nóng trong quan hệ Mỹ - Trung gần đây. Ngoài ra, Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các hạn chế với các công ty Trung Quốc đang tìm cách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ như một hình thức trả đũa kinh tế tăng cường với Bắc Kinh. Mới đây nhất, các công ty dầu nhà nước Ấn Độ đã ngừng thuê tàu chở dầu Trung Quốc để vận chuyển dầu thô và các sản phẩm của họ.

Trong những năm gần đây, Mỹ cũng tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ấn Độ và không ngừng mở rộng quy mô các cuộc diễn tập chung với Ấn Độ ở khu vực. Có một điều rõ ràng làMỹ rất quan tâm đến các biến cố nói trên qua việc công khai lên tiếng ủng hộ New Delhi.

Các quan chức cấp cao của chính quyền Washington được cho là đangmuốn ưu tiên và tái phân bổ hoạt động quốc phòng, nhằm chống lại việc Trung Quốc gia tăng thách thức an ninh với Ấn Độ, cũng như các động thái quả quyết của Bắc Kinh ở Biển Đông. Các động thái của giới chức Mỹ trong thời gian gần đây đã khích lệ Ấn Độ, không chỉ giúp Washington gia tăng áp lực với Bắc Kinh, mà còn nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc Mỹ hiện diện quân sự ở khu vực để ngăn chặn Trung Quốc.

Hoàng Vũ (theo EconomicTimes)
Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị quyết lên án 'Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ' được trình lên Thượng viện Mỹ