Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã đưa ra tuyên bố phản đối tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh ASEAN ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông không phải nơi Trung Quốc thể hiện bá quyền

28/06/2020, 14:48

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã đưa ra tuyên bố phản đối tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh ASEAN ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Ảnh: Internet

“Mỹ hoan nghênh lập trường của các nhà lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Chúng tôi sẽ sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này”, ông Pompeo viết trên mạng xã hội Twitter hôm 28.6.

Ngoại trưởng Mỹ cũng dẫn lại Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng” được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26.6.

Trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải hàng không tại Biển Đông, cũng như duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, tại Biển Đông, làm việc tích cực hướng tới việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trung Quốc trong những năm gần đây đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng gia tăng sự hiện diện của các máy bay và tàu quân sự trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, mặc dù phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách phi lý này vào năm 2016.

Là một phần trong sự thay đổi chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông khiến Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối.

Đáng chú ý, Mỹ hồi đầu tháng này đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, khẳng định yêu sách phi lý của Bắc Kinh “không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Công hàm lần này được xem là tiếng nói chính thức của Mỹ, tiếp nối các bước đi ngoại giao gần đây của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm lên án các hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hoang Vũ (theo Sputnik, Hindustan Times, Economic Times)

Bài liên quan
Hàng vạn nhân viên Big Tech Trung Quốc bị quá tải phải nghỉ việc, một số trở thành doanh nhân có tiếng
Zoe Du từng là nhân viên điển hình tại một Big Tech (hãng công nghệ lớn) ở Trung Quốc, làm việc nhiều giờ, 6 ngày một tuần. Có lần cô ngất xỉu trong văn phòng sau nhiều tuần làm việc đến 11 giờ đêm hàng ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
8 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông không phải nơi Trung Quốc thể hiện bá quyền