Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis mới đây nói rằng Trung Quốc đang xa rời con đường mở cửa và cảnh báo phương Tây sẽ phản ứng quyết đoán hơn nếu Bắc Kinh tiếp tục xu hướng này.

Ngoại trưởng Thụy Sĩ lên tiếng ‘răn đe’ Trung Quốc

03/08/2020, 14:36

Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis mới đây nói rằng Trung Quốc đang xa rời con đường mở cửa và cảnh báo phương Tây sẽ phản ứng quyết đoán hơn nếu Bắc Kinh tiếp tục xu hướng này.

Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis - Ảnh: Internet

Trả lời phỏng vấn báo SonntagsBlick, ông Cassis cho biết tự do hóa kinh tế tại Trung Quốc không phù hợp với tự do hóa chính trị và tình trạng vi phạm nhân quyền đang trên đà gia tăng.

"Chúng ta đang chứng kiến một Trung Quốc đang ngày càng xa cách con đường mở cửa. Điều này đồng nghĩa với việc Thụy Sĩ cũng phải bảo vệ các lợi ích và giá trị của mình một cách mạnh mẽ hơn, ví dụ như củng cố luật pháp quốc tế và hệ thống đa phương", Ngoại trưởng Cassis tuyên bố.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, trong 70 năm quan hệ với Trung Quốc, quốc gia Trung Âu này đã thiết lập một mối quan hệ "mang tính xây dựng nhưng phê phán" với Bắc Kinh. "Nhà nước pháp quyền và nhân quyền luôn là một phần trong cuộc đối thoại của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng câu chuyện còn nhiều sóng gió hơn chúng tôi nghĩ. Tình trạng vi phạm nhân quyền đang ngày một gia tăng", ông nói.

Đề cập tới luật an ninh Hồng Kông, Ngoại trưởng Thụy Sĩ tuyên bố: "Nếu Trung Quốc từ bỏ nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" trong trường hợp của Hồng Kông, hành động này cũng ảnh hưởng tới các công ty Thụy Sĩ đang đầu tư ở đó. Nếu Trung Quốc nhất quyết đi theo con đường mới, phương Tây sẽ phản ứng quyết đoán hơn".

Những bình luận của quan chức ngoại giao cấp cao Thụy Sĩ được đưa ra cùng thời điểm Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth lên tiếng thúc giục Liên minh châu Âu (EU) chống lại chiến lược “chia để trị” mà ông cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng trong khối.

Ông Micheal Roth tuyên bố “không có chuyện làm ăn như thường lệ” giữa khối EU và Trung Quốc sau nhiều động thái chính trị cứng rắn của Bắc Kinh ở đặc khu Hồng Kông. Ông cũng tiết lộ ưu tiên của Berlin sẽ là thúc đẩy năng lực của EU nhằm chống lại chiến thuật "chia để trị" của Bắc Kinh.

Bộ trưởng Roth cũng đặt ra nghi vấn về sự phụ thuộc của châu Âu vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, đồng thời kêu gọi các nước trong khối nên “ưu tiên” xem xét lại nhà cung cấp thiết bị di động 5G. “Bắc Kinh đang gây tổn hại cho uy tín của chúng tôi bằng các thỏa thuận hợp tác”, ông nói và lặp lại lập trường chung của EU về việc coi Trung Quốc là “đối thủ có hệ thống”, thách thức "nền tảng giá trị" của châu Âu.

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia EU thể hiện thái độ gay gắt hơn với Trung Quốc vì nhận thấy sự thiếu minh bạch của nước này trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc cũng xấu đi do Bắc Kinh chậm trễ thực hiện các thoả thuận đầu tư và áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Bài liên quan
Trung Quốc, Mỹ và Hà Lan đạt được các đột phá công nghệ internet lượng tử gần như cùng lúc
Nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ và Hà Lan đã độc lập đạt được những đột phá gần như cùng lúc, có thể đưa các dịch vụ internet lượng tử gần như không thể hack trở thành hiện thực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Thụy Sĩ lên tiếng ‘răn đe’ Trung Quốc