Trang Nikkei Asian Review ngày 18.8 ghi nhận những đề nghị tăng mạnh lương tối thiểu đang lan khắp khu vực Đông Nam Á, khi người lao động ý thức được quyền lợi của họ vào lúc kinh tế phát triển. Đòi hỏi này sẽ gây sức ép nặng nề lên các chính phủ.

Người lao động Đông Nam Á đòi tăng 50% lương tối thiểu

Trần Trí | 18/08/2017, 17:40

Trang Nikkei Asian Review ngày 18.8 ghi nhận những đề nghị tăng mạnh lương tối thiểu đang lan khắp khu vực Đông Nam Á, khi người lao động ý thức được quyền lợi của họ vào lúc kinh tế phát triển. Đòi hỏi này sẽ gây sức ép nặng nề lên các chính phủ.

Malaysia, Myanmar, là hai trong số các nước Đông Nam Á mà nhân công đề nghị tăng lương tối thiểu, điều sẽ kích thích tiêu dùng. Nhưng việc chi phí nhân sự cao cũng sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài lánh xa.

Sức ép tăng lương tối thiểu những 56 % ở Myanmar

Công đoàn thương mại Malaysia, đại diện nhân công ở các ngành công nghiệp chủ đạo, đang vận động hành lang để từ năm 2018, các doanh nghiệp trả lương tối thiểu mỗi tháng tăng 50% đạt 1.000 ringgit Malaysia (232USD).

Hàng năm, Malaysia đều đỉnh chỉnh mức lương tăngkể từ khi áp dụng lương tối thiểu hồi năm 2013.

Malaysia hiện có GDP mỗi đầu người đạt khoảng 10.000 USD, suýt soát một nền kinh tế phát triển.

Nhưng người lao động ở các đồn điền trồng cọ lấy dầu ăn và ở các xí nghiệp vẫn bị trả lương tương đối thấp.

Theo trang Nikkei Asian Review, yêu cầu tăng lương tối thiểu của giới nhân công khó thể được chấp nhận. Nhưng vì Malaysia sắp tổ chức tổng tuyển cử trong năm nay, chính phủ Thủ tướng Najib Razak có thể sẽ tìm cách thu hút lá phiếu của giới lao động.

Các công đoàn ở Myanmar cũng đề nghị tăng mức lương tối thiểu hàng ngày lên 5.600 kyat (4,14 USD).

Năm ngoái, việc Mỹ dở bỏ cấm vận Myanmar đã giúp kinh tế nước này tăng trưởng, nhưng đi kèm là lạm phát, giá cả tiêu dùng tăng 7 % trong năm 2016.

Chính phủ Myanmar của bà Aung San Suu Kyi đề cao sự ổn định trong nước, nên rất có khả năng sẽ không phớt lờ những ý kiến của người lao động.

Theo Nikkei Asian Review, chuyện tiền lương cũng là một vấn đề chính trị ở Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố sẽ tăng lương tối thiểutừ mức 153 USD/tháng hiện nay lên 160 USD/tháng từ năm 2018. Quyết định này sẽ đưa Campuchia đến gần nhóm “nền kinh tế mới công nghiệp hóa”.

Trong khi đó, mức lương tối thiểu của Thái Lan có thể lên 186 USD/tháng.

Con dao hai lưỡi của lương tối thiểu

Theo Tổ chức ngoại thương Nhật Bản, lương trả cho người lao động tay nghề thấp ở các xí nghiệp tại thủ đô các nước Đông Nam Á đã tăng từ 11 % đến 91 % trong 4 năm qua.

Khoản chi lương tăng sẽ kích thích tiêu dùng, và giúp chọn lọc các ngành không còn phù hợp giai đoạn kinh tế phát triển.

Nhưng yếu tố con dao hai lưỡi của việc tăng lương tối thiểu, cùng với sự bất ổn chính trịcó thể sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài 'bỏ chạy'.

Campuchia đã phải chịu cảnh các công ty nước ngoài - như hãng xe Ford Motor và một công ty sản xuất máy may hàng đầu châu Âu - rút khỏi các xí nghiệp vì những lý do như khoản lương phải trả cho nhân công tăng cao.

Vì thế, chuyện tăng lương tối thiểu đã được Indonesia xem xét lại hồi năm 2016 vớitính toán dựa trên tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và lạm phátsau khi đã có sự tăng lương tối thiểu 44% hồi năm 2013.

Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam cũng giữ mức lương tối thiểu năm 2017 ở mức thấp 7,3%, nhằm kiềm chế tăng chi lương.

Vẫn theo trang tin trên, giới lao động Việt Nam muốn tăng lương tối thiểu lên 13% trong năm 2018nhưng chính phủ có thể duy trì mức 6%.

Theo thăm dò mới đây của công ty cung cấp lao động Randstad (Hà Lan), giới lao động Đông Nam Á đang sẵn sàng đổi nghề để được hưởng lương cao hơn, điều kiện sống tốt hơn.

Đặc biệt là 80% người lao động ở Singapore nói kiểu lao động thường xuyên đã hết thời, và họ sẵn sàng đổi việc.

Malaysia cũng có tỉ lệ người tìm việc làm mới cao hơn so với các nước phương tây.

Vĩnh Thụy (theo Nikkei Asian Review)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người lao động Đông Nam Á đòi tăng 50% lương tối thiểu