Vụ tranh chấp biên giới Bhutan - Trung Quốc vừa bước qua tháng thứ ba, lại lên đỉnh điểm, sau khi Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc kỳ thị chủng tộc trong một video tuyên truyền.

Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc kỳ thị chủng tộc

Trần Trí | 18/08/2017, 16:00

Vụ tranh chấp biên giới Bhutan - Trung Quốc vừa bước qua tháng thứ ba, lại lên đỉnh điểm, sau khi Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc kỳ thị chủng tộc trong một video tuyên truyền.

Hôm 16.8, Tân Hoa Xã đăng một videomang tựa “7 tội của Ấn Độ”, chiếu cảnh một diễn viên đeo kính phi công, đeo râu giả và đội khăn trùm đầu turban của người Ấn, lắc lư đầu và nói nhại bằng tiếng Ấn giọng Anh, chỉ trích việc Ấn Độ phản ứng với việc binh lính Trung Quốc xây đường trong lãnh thổ Bhutan.

Trong video, diễn viên giả người Ấn so sánh việc xây đường của Trung Quốc với việc một người “tạo lối đi trong vườn nhà mình”, gọi Bhutan là một phía tham gia bất đắc dĩ vào cuộc tranh chấp, và Bhutan là nạn nhân bị Ấn bắt nạt.

Đoạn vidéo trên thuộc chương trình tuyên truyền Tia lửa, do truyền thông nhà nước Trung Quốc phát bằng tiếng Anh, xem ra nhắm đến khán giả nước ngoài. Nó được tải lên Twitter, Facebook và YouTube-những trang mạng xã hội bị chặn ở Trung Quốc.

Video dài 3 phút này kể tội của Ấn Độ là “xâm lấn, vi phạm một thỏa thuận song phương, chà đạp luật quốc tế, làm nhiễu thông tin đúng-sai, vu vạ nạn nhân, chiếm đoạt một nước láng giềng và cố tình đu bám một sai phạm”.

Ở một đoạn nọ, diễn viên cầm kéo dọa một người giả là công dân Bhutan.

Báo giới Ấn Độ đều lên án videonày là tuyên truyền sự kỳ thị chủng tộc.

Căng thẳng Ấn-Trung bắt đầu từ tháng 6, tại khu vực cao nguyên Doklam do Bhutan quản lý, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Động Lãng. Bhutan đã nhờ Ấn Độ giúp và New Dehli đưa quân đến khu vực tranh chấp này.

Trung Quốc khẳng định việc xây đường trong lãnh thổ của họ, dẫn một thỏa thuận biên giới năm 1890 mà Đế chế Anh ký với Nhà Thanh của Trung Hoa.

Bhutan tuyên bố việc Trung Quốc xây đường vi phạm các thỏa thuận duy trì sự nguyên trạng ở vùng biên giới không cột mốc giữa Bhutan với Trung Quốc.

Hồi tháng 7, Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở vùng tranh chấp, sau đó tuyên bố sẽ tăng quân và tăng tập trận.

Gần đây, Hoàn cầu thời báo (Trung Quốc) đề cập nguy cơ Ấn-Trung đánh nhau, trong các bài viết kích động chiến tranh.

Tại cuộc họp báo hàng ngày hôm 17.8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Ấn rút toàn bộ quân lính và phương tiện đã xâm phạm biên giới.

Các nỗ lực ngoại giao để phá sự bế tắc ở cao nguyên Doklam vẫn bị bế tắc, khi Ấn đề nghị hai bên cùng rút quân, nhưng Bắc Kinh nhấn mạnh Ấn phải rút quân trước rồi mới đối thoại.

Ngày 16.8, lính Ấn-Trung vác thanh sắt và dùng gạch đá đánh nhau, sau khi Ấn phát hiện một nhóm quân lính Trung Quốc lẻn vào lãnh thổ Ấn ở vùng Ladakh gần hồ Pangong thuộc vùng Kashmir.

Ấn -Trung thường tố cáo nhau xâm nhập lãnh thổ, nhưng hiếm khi xảy ra chuyện đánh nhau ở dọc vùng biên giới 3.500 km ngăn cách hai nước.

Các nhà phân tích cho rằng sẽ không xảy ra chiến tranh, nhưng mỗi bên sẽ tiếp tục có lời lẽ cứng rắn.

Bích Ngọc (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc kỳ thị chủng tộc