Nội chiến 8 năm qua ở Syria vốn đã phức tạp, lại có thể gia tăng căng thẳng sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) cảnh cáo chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad của Syria: nếu quân đội Syria can thiệp vào chiến dịch dẹp loạn của Ankara thì dễ xảy ra chuyện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đánh nhau.

Nguy cơ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đánh nhau

Trần Trí | 20/02/2018, 13:53

Nội chiến 8 năm qua ở Syria vốn đã phức tạp, lại có thể gia tăng căng thẳng sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) cảnh cáo chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad của Syria: nếu quân đội Syria can thiệp vào chiến dịch dẹp loạn của Ankara thì dễ xảy ra chuyện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đánh nhau.

Reuters ngày 20.2 đưa tin hôm 19.2TNK đã cảnh cáo, quân đội TNK sẽ đánh quân Syria nếu lực lượng Assad tiến vào vùng Afrin (tây bắc Syria) để giúp Lực lượng Bảo vệ nhân dân Kurd (YPG) đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội TNK.

“Nếu quân đội Syria đến bảo vệ YPG, không ai có thể cản quân đội TNK”

Hồi tháng trước, TNK đã mở chiến dịch quân sự “Cành ô-liu” nhằm đánh lực lượng ly khai YPG.

Sau cuộc điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống TNK Recep Tayyip Erdogan nói Syria sẽ phải chịu hậu quả, nếu Syria đạt thỏa thuận với YPG, và ông nói chiến dịch “Cành ô-liu” sẽ tiếp tục.

Tuyên bố cảnh cáo quân đội Syria của Tổng thống TNKErdogan và hai bộ trưởng tiếp sau một quan chức cấp cao YPG nói hôm 18.2: YPG đã đạt được một thỏa thuận để quân đội Syria sớm tiến vào Afrin để giúp chống quân TNK.

Cùng ngày này, cố vấn cấp cao Badran Jia Kurd của chính quyền tự trị Kurdistan (bắc Syria) nói có một thỏa thuận giữa YPG với quân đội Syriađể quân đội Syria tiến vào Afrin giáp giới TNK, nhưng ông nói thêm thỏa thuận bị phản đối nên có thể thất bại.

Ông Jia Kurd nói lãnh đạo YPG và đảng Dân chủ đoàn kết Syria (PYD) hy vọng quân tăng viện Syria sẽ đến Afrin trong tuần này, nhưng không nói bao nhiêu quân và lực lượng Syria sẽ đem theo vũ khí gì.

Vị cố vấn cũng nói quân đội Syria có thể triển khai dọc biên giới, theo thỏa thuận giữa chính phủ Syria với YPG, và thỏa thuận này chỉ liên quan tình hình quân sự và bất kỳ thỏa thuận nào khác đều phải chờ để thương lượng thêm.

Nhưng ngày 19.2, người phát ngôn YPG Nouri Mahmoud phủ nhận thỏa thuận với chính quyền Syria. Ông nói chỉ có YPG gọi điện nhờ quân đội Syria đến bảo vệ biên giới vì “đó là nhiệm vụ của họ. Cho đến nay, quân đội Syria chưa làm nhiệm vụ ở Afrin”.

Một quan chức Kurdistan nói Nga đã gây sức ép để chính quyền Syria không thúc đẩy thỏa thuận này. Cùng ngày, hãng thông tấn SANA (Syria) đưa tin lực lượng bán quân sự thân chính phủ Tổng thống Assad sẽ đến Afrin “trong vài giờ nữa”, nhưng chiều19.2 thì không có dấu hiệu hành quân nào, theo Reuters.

TNK cũng nói thông tin quân Syria đã tiến vào Afrin là “không đúng”. Ngoại trưởng TNK Mevlut Cavusoglu cho biết:“Nếu quân đội Syria đến bảo vệ YPGthì không ai và không điều gì có thể cản bước chân quân đội TNK”. Ông còn nói thêm TNK sẽ không phản đối quân đội Syria tiến vào Afrin, “nếu họ làm thế để xóa sạch các tay súng Kurd”.

Quân đội Syria và Moscow chưa có bình luận. Một nguồn tin TNK nói Tổng thống Erdogan cũng đã nói chuyện với Tổng thống Hassan Rouhani của Iran về tình hình ở Afrin và tỉnh Idlib (tây bắc Syria).

Nguy cơ chiến tranh nhiều bên lan khắp Syria hậu IS

Đây là một mặt trận mới trong cuộc nội chiến có nhiều đối thủ và liên minh quân sự ở miền bắc Syria, gồm YPG được Mỹ trang bị vũ khí, huấn luyện và yểm trợ, các nhóm nổi dậy đòi lật đổ Tổng thống Syria vốn có Nga, Iran và tổ chức vũ trang Hezbollah (Lebanon) ủng hộ.

Từ khi bùng nổ nội chiến Syria năm 2011, YPG và các đồng minh đã lập 3 vùng tự trị ở bắc Syria, gồm vùng Afrin giáp TNK. YPG là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và đã đánh bật bọnIS khỏi thành phố Raqqa (Syria) hồi tháng 10.2017.

Nhờ sự giúp đỡ của Mỹ, tầm ảnh hưởng của YPG mở rộng, chiếm được những vùng đất của bọn IS, dù Mỹ cùng chính phủ Syria phản đối tham vọng chính trị của YPG.

Trong khi chính phủ Syria và YPG có những quan điểm khác nhau về tương lai Syria và đôi khi hai bên có đánh nhau, nhưng hai bên cố gắng tránh đối đầu trực tiếp. Nhưng sự lớn mạnh của YPG được xem là một cái gai trong mắt Tổng thống TNK Erdogan, người từng mô tả nhóm dân quân này là "những kẻ khủng bố" và đòi quét sạch họ khỏi Syria.

TNK xem YPG là một mối đe dọa ở vùng biên giới và là cánh tay nối dài của đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã tổ chức một cuộc nổi dậy trong lãnh thổ TNK từ năm 1984 tới nay.

Quân nổi dậy Syria có Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ ở biên giới Syria -Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Getty Images

Nếu có thỏa thuận giữa chính phủ Syria với YPGthì cục diện nội chiến Syria sẽ rất phức tạp, thổi bùng căng thẳng giữa TNK, chế độ Assad với Nga. Một cuộc chiến trực tiếp giữa quân đội Syria -TNK sẽ mở rộng cuộc nội chiến nhiều bên.

Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đều khôngbình luận, sau chuyến thăm TNK của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson xoa dịu sự bất đồng sâu sắc giữa hai thành viên NATO. Trong chuyến thăm này, ông Tillerson nhấn mạnh sự cần thiết của quan hệ Mỹ -TNK vào lúc Trung Đông đang gượng dậy sau cuộc chiến chống bọn IS.

Vấn đề là Mỹ tiếp tục ủng hộ YPG và Lực lượng Syria dân chủ (SDF) cũng được Mỹ trang bị vũ khí và huấn luyện ở tỉnh Manbij. TNK đã dọa mở rộng chiến dịch “Cành ô-liu” đến phía tây, hướng đến quân đặc nhiệm Mỹ đang ở Manbij, và tuyên bố các “cố vấn quân sự” Mỹ có thể là mục tiêu tấn công.

Phản ứng lại, các chỉ huy chiến trận Mỹ ở Syria và Lầu Năm Góc luôn khẳng định Mỹ không có ý định rút quân khỏi Manbij và vùng thung lũng sông Euphrates. Hồi đầu tháng 1, Mỹ còn tuyên bố sẽ lập lực lượng biên phòng 30.000 quân (nòng cốt là quân YPG) để tuần tra vùng biên giới Syria -TNK.

Hành động này chọc tức Thổ Nhĩ Kỳ và nước này cho rằng Washington ủng hộ người Kurdnên đã tung ra chiến dịch “Cành ô-liu”, có sự ủng hộ của Nga, đồng minh lâu năm của Tổng thống Assad.

Người phát ngôn của Tổng thống Erdogan nói rằng chiến dịch này chỉ kết thúc khi 3,5 triệu người tị nạn Syria đang sống ở TNK có thể trở về nước an toàn, và các tổ chức khủng bố đòi ly khai hoàn toàn bị xóa sạch khỏi khu vực”.

Trung Trực (theo Reuters, Guardian, Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đánh nhau