Cuộc sống của nhiều gia đình, cha mẹ học sinh ở TP.HCM đảo lộn sau khi các con của họ được nghỉ học để tránh nguy cơ lây dịch viêm phổi do coronavirus gây ra.

Nhiều gia đình xáo trộn khi con nghỉ học tránh dịch coronavirus

nguyễn tuyết | 04/02/2020, 20:48

Cuộc sống của nhiều gia đình, cha mẹ học sinh ở TP.HCM đảo lộn sau khi các con của họ được nghỉ học để tránh nguy cơ lây dịch viêm phổi do coronavirus gây ra.

Dịch viêm phổi Vũ Hán do coronavirus đang có những diễn biến phức tạp và lan rộng trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để phòng trách căn bệnh nguy hiểm này lây lan trong cộng đồng, nhất là trong trường học, nhiều địa phương căn cứ tình hình thực tế đã cho học sinh nghỉ học.

TP.HCM là một trong những địa phương lùi ngày nhập học sau thời gian nghỉ tết. Quyết định này khiến cho nhiều cha mẹ học sinh thấy bớt lo lắng và yên tâm hơn cho sức khỏecủa con em mình.

Thế nhưng, việc nghỉ học kéo dài thêm một tuần nữa khiến cho cuộc sống bình thường vốn có trong gia đình các em học sinh bắt đầu đảo lộn, nhiều vấn đề phức tạp khác phát sinh như việc trông nom các cháu còn ở tuổi mầmnon, chăm sóc, quản lý giờ giấc vui chơi học tập củacác em học sinh ở độ tuổi tiểu học. .

Đây là thời gian mà nhiều gia đình cho con tập làm quen với việc nhà.

Ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới tại TP.HCM cho thấy ngoài những hoang mang lo lắng, đa số phụ huynh ở đây đều nhận thức đúng mức về nguy cơ bệnh viêm phổi do coronasvirus gây ra. Tùytheo hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình, bằng tình thương trách nhiệm cũng như kinh nghiệm, nhiều phụ huynh học sinh đã có cách chăm sóc bảo vệsức khỏecủa con cái một cách hợp lý và dần thích nghi với nhịp sống tại một đô thị lớn trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

Chị Nguyễn Thu Trang có con học lớp 6 trường tư thục Ngô Thời Nhiệm, Q.9 (TP.HCM) cho biết, trong thời gian con nghỉ học, chị cho con học những môn năng khiếu như đánh đàn piano, vẽ tại gia đình. Cô giáo đến nhà dạy kèm mang khẩu trang, trước và sau khi dạy cháu đánh đàn cô và trò rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nên gia đình tạm yên tâm.

Ngoài giờ học, con gái chị còn có thể giúp mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Để khỏi căng thẳng chị chọn các kênh truyền hình có tính giáo dục cho con giải trí như xem phim, nghe nhạc...

Trường hợp chăm sóc quản lý con cái như chị Trang cũng được khá nhiều gia đình ở TP.HCM áp dụng vì con cái của họ đang độ tuổi tiểu học. Thế nhưng đối với những gia đình công chức, lao động có con em ở độ tuổi mầm non mẫu giáo thì phức tạp hơn nhiều. Trong thời gian các cơ sở giáo dục, các trường mầm non, cơ sở nuôi dạy trẻ ở TP.HCM đóng cửa thì họ vẫn đi làm bình thường, nhiều phụ huynh bối rối, thậm chí bế tắc khi không biết gửi con nhỏ ở đâu, nhiều gia đình buộc lòng phải chọn cách chồng đi làm, vợ ở nhà chăm con nhỏ.

Trường hợp của vợ chồng chị Bùi Thị Ngọc Hạnh đang ở quận Phú Nhuận có hai con nhỏ đang độ tuổi mẫu giáo và lớp 1 trở nên nan giải khi cả 2 đều là nhân viên của một công ty nước ngoài. Khi các trường đóng cửa thì vợ chồng chị vẫn phải đi làm. Không có ai trông con, chị Hạnh buộc phải cho 2 cháu về quê ở Đăklak nhờ ông bà ngoại trông giùm.

Chị Hạnh cho biết cũng có 1 vài dịch vụ tư nhân nhận chăm trẻ tại nhà ở TP.HCM nhưng chị không yên tâm giao con. Trong thời gian đưa con về quê chị cũng phải mang nhiều vật dụng về để con có thể học tại nhà như bút vẽ, chì màu hay những bộ logo xếp hình để thời gian không đến lớp con vẫn có thể vui chơi, học tập. Mọi sinh hoạt của gia đình chị bị đảo lộn thì có thể chấp nhận được, nhưng việc không được chăm sóc trực tiếp cho con nhỏ khiến cho vợ chồng chị cảm thấy không yên tâm chút nào.

Cùng hoàn cảnh với vợ chồng chị Hạnh, vợ chồng Vũ Trần Kiên đang sống tại quận 12 có con học lớp 1 đã phải đón bà nội từ Nam Định vào để trông con vì công việc của 2 vợ chồng anh phải thường xuyên có mặt ở cơ quan.

Hai trường hợp nói trên không phải là cá biệt, hiện tại ở TP.HCM có hàng trăm gia đình có con nhỏ cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự bối rối không biết gửi con cái ở đâu để đi làm. Bên cạnh đó cuộc sống thường nhật của các gia đình có con trong độ tuổi mẫu giáo tiểu học bắt đầu đảo lộn, ảnh hưởng đến việc làm thu nhập kinh tế của từng gia đình.

Anh Kiên cho biết thêm nhiều đồng nghiệp tìm không ra người giúp việc hoặc có ông bà nhưng tuổi già không thể trông nom chăm sóc cháu được thì vợ chồng họ phải thay nhau xin nghỉ phép để ở nhà trông con, các công ty cũng đã tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tại nhà.

“Thời điểm ngắn thì gia đình có thể chịu được, nhưng dịch bệnh kéo dài thì không biết cuộc sống sẽ ra sao?”, anh Kiên tâm tư.

Nhiều cha mẹ chọn các môn năng khiếu cho con ôn luyện tại nhà

Chị Trần Hoa ở quận Bình Thạnh có 2 con đang học tại trường Hà Huy Tập cũng rất băn khoăn lo lắng, sợ rằng dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình.

“Hiện 2 bé nhà tôi chỉ ở trong nhà xem phim, đọc truyện, ôn bài cũ và học tiếng Anh. Chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài việc cho các con ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng''.Theo chị Hoa mỗi gia đình nên chú trọng đến đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho các em nhỏ cũng như cho chính mình bằng cách uống nhiều loại nước ép trái cây, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng hơn để tăng sức đề kháng.

Khác với các gia đình có con nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo, chị Hoàng Thu Hường có con học lớp 8 tại trường THCS Phú Mỹ (Q. Bình Thạnh) thì lạc quan hơn. Chị biết đây sẽ là thời gian để củng cố cho con trai về kỹ năng sống, hiểu cách phản ứng đối phó nguy cơ bệnh bệnh dịch trên diện rộng:

“Không đến trường con vẫn có thể ôn các bài tập về nhà, học tiếng Anh trên internet, đọc những cuốn truyện phù hợp lứa tuổi học sinh. Các con có chơi thể thao như tennis và bóng đá hàng ngày để nâng cao thể chất... gia đình tôi luôn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của con và hướng dẫn các cháu vệ sinh sạch sẽ, uống nước đầy đủ, giữấm cơ thể, không đến nơi đông người, nơi có nguy cơ lây lan bệnh dịch và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài” - chị Hường chia sẻ.

Các con của 1 phụ huynh phải cùng mẹ đến công ty.

Chị Trần Thủycó 2 con học tại trườngVinschoolnên có yên tâm hơn chút vì các con vẫn học trực tuyến, làm bài tập hàng ngày qua internet nên chị không phải tìm lớp cho con. Chị mua thêm sách, truyện cho con giải trí ở nhà và tập thể dục tại nhà thôi. Gia đình chị sống tạichung cư Vinhomes Central Park có đầy đủcông viên, hồ bơi nhưngđều được khuyến cáo không nên tham gia, trẻ em hầu như bị nhốt trong nhà hết nên bố mẹ luôn phải tìm những gì hữu ích cho con học tập và vui chơi tại nhà.

Anh Hồng Sơn ở quận Gò Vấp có con học lớp 11 ở trường THPT Phú Nhuận cho biết, con anh đã lớn nên con tự sắp xếp được thời gian biểu tại nhà cho mình. Đây sẽ là thời gian con ở bên gia đình, sự gắn kết gia đình sẽ cao hơn và cũng là lúc con phải nâng cao thể chất, tập thể dục nhiều hơn và giúp cha mẹ việc nhà.

“Chúng tôi luôn động viên con cái ý thức với bệnh tật, sống lành mạnh thì cơthể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng không được bi quan giữ vững tinh thần, có cách nghĩ tích cực hướng về cộng đồng, nếu cộng đồng bệnh dịch mà mình không ý thức thì nguy cơ lây lan rất rộng”, anh Sơn chia sẻ.

Bài và ảnh: Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều gia đình xáo trộn khi con nghỉ học tránh dịch coronavirus