Nhiều quốc gia chọn cách cấm xuất khẩu các loại nông sản khác nhau để đảm bảo an ninh lương thực nội địa, trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu tăng vọt vì cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều quốc gia cấm xuất khẩu nông sản từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra

Cẩm Bình | 19/05/2022, 16:02

Nhiều quốc gia chọn cách cấm xuất khẩu các loại nông sản khác nhau để đảm bảo an ninh lương thực nội địa, trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu tăng vọt vì cuộc chiến tại Ukraine.

Mới đây nhất, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì khi lạm phát giá tiêu dùng hàng năm của nước này đã lên đến 7,79% trong tháng 4 và lạm phát thực phẩm bán lẻ lên đến 8,33%.

Cả Nga và Ukraine đều là quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới – chiếm 29% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, nên cuộc chiến đang diễn ra đã đẩy giá lúa mì lên cao, thêm lệnh cấm của Ấn Độ khiến tình hình thêm trầm trọng.

Viện nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) nhận xét: “Cuộc chiến Nga phát động vào thời điểm tồi tệ của thị trường lương thực toàn cầu, khi mà giá lương thực vốn đã cao vì gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra bởi COVID-19 và hạn hán làm sản lượng giảm”.

Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) cũng đánh giá cuộc chiến tại Ukraine đem lại tổn thất đáng kinh ngạc, góp phần gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. PIIE chỉ ra rằng Nga cùng Ukraine nằm trong số 5 nhà xuất khẩu hàng đầu nhiều loại ngũ cốc và hạt có dầu quan trọng như: lúa mạch, hoa hướng dương, dầu hướng dương, ngô.

Bên cạnh Ấn Độ, Ai Cập, Kazakhstan, Kosovo và Serbia cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì.

caexport1.jpg
Giá lúa mì tăng vọt khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra - Ảnh: CNBC

Lạm phát và nỗi lo an ninh lương thực

Không chỉ lúa mì, nhiều quốc gia còn cấm xuất khẩu hàng loạt loại nông sản khác do lạm phát toàn cầu gây ra bởi cuộc chiến tại Ukraine.

Giá nhiều mặt hàng như dầu hướng dương, dầu cọ, phân bón, ngũ cốc đã tăng vọt, góp phần thúc đẩy lạm phát trên toàn thế giới.

Bên cạnh giá cả tăng, nguồn cung nhiều mặt hàng cũng rất bất ổn.

Ukraine hiện không thể xuất khẩu ngũ cốc, phân bón cùng dầu thực vật. Cuộc chiến đang diễn ra đã phá hủy nhiều cánh đồng và ngăn cản một mùa gieo trồng bình thường. Chính phủ Ukraine còn cáo buộc Nga "lấy cắp vài trăm nghìn tấn ngũ cốc".

caexport.jpg
Đã có 14 quốc gia áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nông sản các loại - Ảnh: IFPRI

Ba nhà phân tích IFPRI Joseph Glauber, David Laborde, Abdullah Mamun cảnh báo: “Khi chiến tranh kéo dài, có khả năng tình trạng thiếu lương thực trở nên trầm trọng hơn, khiến nhiều quốc gia áp dụng chính sách hạn chế thương mại hơn nữa”.

Cuối tuần qua, nhóm G7 ra tuyên bố khuyến cáo nguy cơ nạn đói bùng nổ trên thế giới nếu Nga không ngừng việc phong tỏa các cảng biển của Ukraine. Hiện danh sách quốc gia áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nông sản theo IFPRI thống kê đã lên đến con số 14.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều quốc gia cấm xuất khẩu nông sản từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra