Mỏ than Phấn Mễ (tỉnh Thái Nguyên) chính là nơi chứa chất những nỗi u uất ấy với biết bao cái chết của phu mỏ trong những vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng. Nó càng thêm day dứt khi Tết đang về…

Nỗi u uất ở mỏ 'vàng đen' xứ thép Thái Nguyên những ngày giáp tết

Nam Phong | 13/01/2017, 08:04

Mỏ than Phấn Mễ (tỉnh Thái Nguyên) chính là nơi chứa chất những nỗi u uất ấy với biết bao cái chết của phu mỏ trong những vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng. Nó càng thêm day dứt khi Tết đang về…

Mỏ than Phấn Mễthuộc tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than mỡ 1.400.000 tấn được người Pháp thăm dò, đánh giá và khai thác từ thế kỷ trước. Hiện nay, mỏ than Phấn Mễ trở thành nguồn cung cấp than phục vụ việc luyện gang thép cho Nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Hiện nay, mỏ đang áp dụng cả công nghệ khai thác lộ thiên và hầm lò.

Phu mỏ đánh cược tính mạng dưới những hầm lò hun hút

Trước đây, khi thực dân Pháp đô hộ, vơ vét tài nguyên, đã có 1.400 phu mỏ phải bỏ mạng ở mỏ Phấn Mễ. Ngày nay, số người chết vì khai thác than ở đây vẫn liên tiếp xảy ra. Con số cụ thể thì chưa có bất cứ thống kê nào, chỉ biết rằngthỉnhthoảng lại có công nhân bỏ mạng.

Con đường vào xóm Mận, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bao đời nay, người dân địa phương quanh mỏ Phấn Mễ vẫn sống nhờ vào việc đào thứ vàng đen nhưngcuộc sống vẫn chẳng khá lên là bao, nghèo vẫn hoàn nghèo bởi công sức mà họ bỏ ra chỉ để nhận vài triệu đồng mỗi tháng cho công việc quá đỗi nhọc nhằn. Cuộc sống nghèo khó đã đành, thỉnhthoảngtang tóc lại xảy đến khiến những xóm làng nghèo khó, những gia đình bần hàn ấy càng thêm khó khăn.

Ông Lê Đình Thiện, Trưởng công an xã Phục Linh (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) - xã nằm trong địa giới mỏ than Phấn Mễ cho hay: Cuộc sống người dân Phục Linh chủ yếudựa vào khai thác khoáng sản. Bao đời nay, họ đi đào vàng, đào quặng, đào than tứ xứ nên thỉnh thoảng lại có những đám tang với những vòng hoa trắng. Ông Thiện nói rằngsố người chết là phu mỏ nhiều hay ít xã không thể nào thống kê nổi, bởi gia đình họ không trình báo. Nhiều khicó chết người thì cũng chỉ biết là các chủ sử dụng lao động đã thỏa thuận bồi thường cho êm chuyện chứngay cả công an xã cũng không được tham gia.

Giữa năm 2012, vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ ngay địa bàn xã Phục Linh đã vùi lấp cả chục căn nhà của các hộ dân, 5 lao động cũng bị chôn vùi. Cũng gần tết năm ngoái, một vụ nổ khí mêtan lại cướp thêm 3 người, trong đó có 2 người ở xã Phục Linh. Một người may mắn sống sót thì bị mất 50% sức khoẻ, sống lay lắt qua ngày.

Bảng ghi chỉ số đi khí dưới lò tại một giếng than ở mỏ than Phấn Mễ

Chúng tôi tìm đến gia đình nạn nhân Vũ Văn Giang - một trong số 3 nạn nhân trong vụ nổ khí mêtan ấy ở xóm Mận, xã Phục Linh. Trong căn nhà cấp bốn lụp xụp, ông Vũ Văn Thế, bố củaanh Giang như ngồi chết lặng, mắt đỏ ngầu khi chúng tôi gợi lại câu chuyện đau buồn xảy đến với gia đình ông cách nay1 năm.

Bà La Thị Tím, vợ ông Thế còn nhớ rõhôm ấy là ngày 30.1.2016,nhằm ngày 21 tháng chạp. Hung tin đến với gia đình bà lúc nửa đêm, người ta báo anh Giang gặp nạn. Choàng tỉnh, cả gia đình khăn gói trong đêm xuống Viện bỏng Quốc gia để chăm anh Giang.

Bà Tím nói trong nước mắt: “Trước lúc chết thằng Giang cứ thều thào thương vợ, thương con. Hai đứa con của nó, một trai, một gái, đứa lên 10 đứa nữa mới chỉ 7 tuổi thôi”. Sau 8 ngày nằm viện, anh Giang không qua khỏi, anh qua đời ở tuổi 35.Cả gia đình chả còn Tết. Đúng ngày mồng 1 Tết, gia đình, làng xóm đưa anh ra đồng.

Hai nạn nhân khác tử vong trong vụ tai nạn lao động này làHứa Văn Lực chết ngày 4.2.2016 (43 tuổi) vàTạ Quốc Khánh chết ngày 6.2.2016 (32 tuổi).Các nạn nhân tử vongtrong tình trạng bỏng nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng…

AnhKhánh qua đời, bỏ lại hai đứa con thơ dại, đứa con trai thứ hai của anh mới chỉ 6-7 tháng tuổi cho người vợ trẻ.

Chị Hiệp chết lặng, ôm đứa con hơn 1 tuổi nhìn về phía mỏ than Phấn Mễ

Ôm hai đứa con nhỏ, mắt hướng về phía mỏ than Phấn Mễ - nơi anh Khánh đã gặp nạn, chị Nguyễn Thị Hiệp nghẹn ngào: "Cuộc sống gia đình trông cậy cả vào anh ấy, nhưng giờ em vừa làm cha, làm mẹ, chăm lo cho 2 cháu. Cuộc sống nghiệt ngã quá.Biết làm nghề than sống chết do trời nhưng không có con đường nào khác. Anh ấy quyết định đi làm than, chấp nhận vất vả, hiểm nguymong mỗi tháng có vài triệu lo trang trải cuộc sống.Phó mặc mạng sống cho số phận, chấp nhận chui xuống hầm than để kiếmtiền nuôi 2 đứa con. Làm được chừng nào ăn chừng đó, bạc hết mặt ra nhưng tháng mang về cho vợ con chỉ đôi ba triệu. Cũng có tháng chỉ được vài đồng”.

Nhìn đứa con mới hơn 1 tuổi, chị Hiệp nói trong nước mắt: "Cháu thứ hai mới sinh được nửa năm thì anh ấyra đi. Chúng thiệt thòi vì sẽ chẳng có bố chăm sóc, nuôi dạy nữa".

Theo kết quả khám nghiệm hiện trường của phòng KTHS Công an tỉnh Thái Nguyên cho hay, nguyên nhân vụ tai nạn là do trong quá trình khai thác, lò số 4A gặp túi khí mêtan (CH4), công nhân đào xúc bục túi khí gây cháy nổ.

Mỏ than Phấn Mễ chối bỏ trách nhiệm

Theo tìm hiểu của Một Thế Giới, tất cả những lao động gặp nạn đều là người của Công ty TNHH An Phát Thái (trụ sở tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). An Phát Thái là đơn vị đã kýhợp đồng khai thác với Mỏ than Phấn Mễ - đơn vị được cấp phép khai thác.

Theo bản hợp đồng này, Công ty An Phát Thái được toàn quyền tuyển dụng lao động vào khai thác tại các hầm lò. Bản hợp đồng quyđịnh rõ, Công ty An Phát Thái phải đăng ký lực lượng lao động với Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên và phải được huấn luyện an toàn lao động cho người lao động trước khi làm việc theo quyđịnh của Luật lao động.

Tuy nhiên, sau khi xảy ra các vụ tai nạn lao động, cơ quan thanh kiểm tra phát hiện, tất cả các nạn nhân đều không được huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động đúng nhóm quyđịnh.

Lãnh đạo mỏ than Phấn Mễ chối bỏ trách nhiệm

Liên quan đến các vụ tai nạn lao động, khi trả lời báo chí, ông Nguyễn Duy Khải,Phó giám đốc và ông Hoàng Hải Dương, Trưởng phòng An toàn môi trường Mỏ than Phấn Mễ đều “chối bỏ” trách nhiệm của các đơn vị này.Ông Khải cho rằng, theo Luật Khoáng sản, Mỏ than Phấn Mễ được quyền hợp đồng với các doanh nghiệp khai thác, miễn là doanh nghiệp đó đảm bảo được các tiêu chí, các vấn đề pháp lý. “Vấn đề môi trường, vấn đề an toàn lao động là việc của người ta”, ông Khải nói.

Còn ông Hoàng Hải Dương khẳng định: "Hiện Mỏ than Phấn Mễ có khoảng 600 cán bộ công nhân viên, việc Công ty An Phát Thái đưa vào bao nhiêu lao động họ không cần phải báo cáo với chúng tôi".

Sau khi xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người chết ngày 30.1.2016, Công ty TNHH An Phát Thái đã thoả thuận “ngầm” và bồi thường cho gia đình nạn nhân Hứa Văn Lực 220 triệu đồng, gia đình Tạ Quốc Khánh 226 triệu đồng,gia đình Vũ Văn Giang 228 triệu đồng…

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi u uất ở mỏ 'vàng đen' xứ thép Thái Nguyên những ngày giáp tết