Theo số liệu Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố ngày 29.9, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng chỉ 5,93% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.

Nông nghiệp kéo GDP xuống thấp

Trí Lâm | 29/09/2016, 13:58

Theo số liệu Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố ngày 29.9, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng chỉ 5,93% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong mức tăng 5,93% của toàn nềnkinh tế 9 tháng đầunăm nay, khu vực nônglâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%. Đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Còn khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,5%, đóng góp 2,52 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,66%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm.

Sự giảm sút của nông nghiệp cũng một phần đến từ thiên tai, tổng giá trị thiệt hại trong 9 tháng ước tính 10,5 nghìn tỉ đồng. Thiên tai,hạn hánvà tình trạngxâm nhập mặn cũng xảy ra nghiêm trọng tại một số khu vực, đặc biệt là ở các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, khiến tỷlệ thiếu đói tăng hơn 15%.

Ngoài ra, thảm họa môi trường biển do Formosa xả thảixảy ra cuối tháng 4 tại 4 tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt các bộngành, địa phương liên quan khẩn trương xác định thiệt hại, xây dựng định mức bồi thường, hỗ trợ để người dân tại 4 tỉnh sớm ổn định sản xuất và đời sống.

Báo cáo này cũng có phần tương đồng với báo cáo ngày27.9.2016 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khi dự đoánsự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm nay khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6,0% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017.

Ông Eric Sidgwick,Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cũng cho rằng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay, nhưng các ngành khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Tổng cục Thống kê cũng cho biếttổng thu ngân sách nhà nướctừ đầu năm đến thời điểm 15.9.2016ướctính đạt665,2nghìn tỉ đồng, bằng65,6% dự toán năm. Tổng chi ngân sách nhà nước ướctính đạt819,4nghìn tỉ đồng, bằng64,4% dự toán năm. Trong đóchi đầu tưphát triểnđạt 130,2nghìn tỉ đồng, bằng51,1%;chi phát triển sự nghiệpkinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lýhành chính đạt 574,2nghìn tỉ đồng,bằng69,7%; chi trả nợ và viện trợđạt 109,8nghìn tỉ đồng, bằng70,8%.

Tính chung 9 tháng, Việt Nam cũng xuất siêu 2,76 tỉ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,38 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,14 tỉ USD.

Trí Lâm
Bài liên quan
Kỳ vọng từ cơ chế thí điểm nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là cơ chế đúng đắn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông nghiệp kéo GDP xuống thấp