Dù đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng nữ sinh lớp 10 ở An Giang uống thuốc tự tử vẫn còn bị giật mình khi ngủ. Mỗi khi nhắc đến các giáo viên trong trường và lớp, em lại khóc nức nở.

Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử bật khóc mỗi khi nhắc đến giáo viên ở trường

Hồ Quang | 07/12/2020, 19:12

Dù đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng nữ sinh lớp 10 ở An Giang uống thuốc tự tử vẫn còn bị giật mình khi ngủ. Mỗi khi nhắc đến các giáo viên trong trường và lớp, em lại khóc nức nở.

Chiều 7.12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay nữ sinh N.T.N.Y.(sinh năm 2005, ngụ ở An Giang) từng uống thuốc salbutamol quá liều để tự tử đang bị rối loạn stress sau sang chấn tâm lý và chán sống.

"Hiện em đã tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, ăn uống được, giảm mệt, đau đầu ít, chóng mặt ít, tiêu tiểu bình thường nhưng ngủ hay bị giật mình, đặc biệt mỗi khi nhắc đến mối quan hệ với các giáo viên trong trường, lớp em lại xúc động bật khóc”, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết.

nu-sinh-lop-10-o-giang-giang-tutu-da-bat-khoc-moi-khi-nhac-den-giao-vien-o-truong-hinh-anh(1).png
Nữ sinh N.T.N.Y. (sinh năm 2005, ngụ ở An Giang - phải) đang được chuyên viên tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 thăm hỏi, điều trị - Ảnh: BVCC

Theo Bệnh viện Nhi đồng 2, nữ sinh N.T.N.Y được chuyển đến bệnh viện vào ngày 3.12 trong tình trạng đau đầu, hồi hộp nhiều, đánh trống ngực, buồn nôn… sau khi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân (An Giang) được 3 ngày.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị hạ đường huyết do cố tình tự đầu độc, theo dõi Hysteria, trào ngược dạ dày, đau đầu và táo bón.

Bệnh nhi cũng được chẩn đoán suyễn lúc 2 tuổi, không điều trị dự phòng. Chưa ghi nhận tiền căn nhập viện vì cơn suyễn trong những năm gần đây. Chưa ghi nhận tiền căn dị ứng thuốc, thức ăn.

Các bác sĩ ở đây tiến hành điều trị bằng than hoạt tính, thuốc kháng sinh Claminat và Paracetamol giảm đau.

Theo chuyên gia tâm lý của Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện nữ sinh này đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng đang bị rối loạn stress sau sang chấn tâm lý.

Trong suốt quá trình trao đổi với chuyên viên tâm lý, nữ sinh này vừa nói vừa khóc, có nhiều cảm giác uất ức khi nói về lớp học, trường học. Em luôn thắc mắc không biết mình đã làm gì sai, điều đáng lo nhất là em vẫn còn ý nghĩ chán sống. Do đó các chuyên viên tâm lý hỗ trợ tâm lý cho em bằng cách nói chuyện, khuyên nhủ, giải tỏa áp lực cho em. Bên cạnh đó, chuyên viên tâm lý cũng tư vấn cho người nhà ở bên cạnh em để an ủi, nếu có dấu hiệu mệt mỏi, giam mình, chán ăn, hay lo lắng… phải đưa em đi bệnh viện để được hỗ trợ thêm, tránh để bé một mình dễ làm điều dại dột.

“Dù hiện tại những hình ảnh về sự việc xảy ra vẫn còn ám ảnh nữ sinh này, nhưng sau mỗi lần gặp gặp chuyên viên tâm lý em cảm thấy khá hơn, cảm thấy tĩnh tâm hơn. Do đó mỗi buổi chiều em đều đến gặp chuyên viên tâm lý để được nâng đỡ tinh thần cho em”, chuyên viên tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay.

Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, trẻ ở giai đoạn dậy thì sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, cha mẹ cần ở quan tâm, theo dõi những “biến đổi” trong thái độ, hành vi, tính tình của trẻ, nói chuyện nhiều hơn để sớm phát hiện trẻ có vấn đề về tâm sinh lý.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử bật khóc mỗi khi nhắc đến giáo viên ở trường