Cùng với sự dâng cao của mực nước biển là những tổn hại kinh tế ngày càng trầm trọng, đặc biệt đối với những thành phố ven biển như New York hoặc Thượng Hải, theo các nhà khoa học.

Nước biển dâng cao khiến các siêu đô thị như Thượng Hải điêu đứng

01/03/2016, 05:48

Cùng với sự dâng cao của mực nước biển là những tổn hại kinh tế ngày càng trầm trọng, đặc biệt đối với những thành phố ven biển như New York hoặc Thượng Hải, theo các nhà khoa học.

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu về Tác động của Môi trường Potsdam (Đức) cho thấy trong vài chục năm nữa, những trận lụt dữ dội từ bão sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế ngày càng trầm trọng cho những thành phố ven biển.

“Những tổn hại kinh tế gây ra bởi sự dâng cao của mực nước biển sẽ xảy ra với cường độ và tốc độ lớn hơn nhiều so với tốc độ dâng cao của chính mực nước biển”, Juergen Kropp đồng tác giả của bản nghiên cứu, cho biết.

Cụ thể, tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, ước tính nếu mực nước biển dâng lên 11cm từ 2010-2050 sẽ gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỉ euro, nếu những biện pháp phòng vệ không được triển khai đúng mức.

Trong trường hợp tệ hơn, con số thiệt hại sẽ tăng vọt gấp 4 lần, lên đến 4 tỉ euro, nếu mực nước biển dâng gấp đôi, thành 25cm vào năm 2050. Dự đoán này cũng trùng khớp với một nghiên cứu độc lập khác do nhóm khoa học của Liên Hợp Quốc thực hiện.

Viện nghiên cứu Potsdam cho rằng, mô hình toán học được áp dụng để dự đoán thiệt hại do mực nước biển dâng lên có thể áp dụng cho tất cả địa phương khác trên thế giới. “Ta có thể áp dụng thuật toán cho Tokyo, New York hoặc Mumbai để ước lượng những thiệt hại”, chuyên gia Kropp cho biết.

Theo Liên Hợp Quốc, mực nước biển đang ngày càng dâng cao là do tình trạng trái đất ấm dần lên dẫn theo sự tan băng trên các dãy núi lớn như Andes và Alpes, cũng như làm chảy các khối băng tại Bắc và Nam Cực, làm tăng thêm lượng nước trong các đại dương.

Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy mực nước biển có thể dâng lên cao đến 1m vào năm 2100. Việc này sẽ gây ra tổn hại kinh tế, tương đương khoảng 0,3-9% GDP hàng năm của toàn thế giới.

Tuy nhiên theo Jochen Hinkel, tác giả chính của bản nghiên cứu Potsdam, những tổn hại kinh tế khổng lồ do mực nước biển dâng lên được dự đoán là trong trường hợp chính phủ các quốc gia trên thế giới không thực hiện bất cứ biện pháp phòng vệ nào.

So với con số thiệt hại khổng lồ, việc xây dựng đê che chắn là rẻ hơn rất nhiều, theo phân tích của Hinkel. Tại Tokyo và Jarkarta, 2 thành phố đang ngày càng bị “chìm” dần xuống so với mực nước biển, những biện pháp phòng vệ cũng đã được chính phủ triển khai.

“Trong quá khứ, nhân loại đã từng phải thích nghi với sự dâng cao của mực nước biển và chắc chắn chúng ta phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai”, ông Hinkel nói.

Huỳnh Hy (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước biển dâng cao khiến các siêu đô thị như Thượng Hải điêu đứng