“Chúng ta vẫn nợ một lời xin lỗi với nhà đầu tư, khi không cung cấp được dịch vụ tốt cho nhà đầu tư”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI nói tại buổi tọa đàm trực tuyến sáng nay (24.6).

Ông Nguyễn Duy Hưng: Để nghẽn lệnh HOSE, chúng ta nợ nhà đầu tư lời xin lỗi

Lam Thanh | 24/06/2021, 13:04

“Chúng ta vẫn nợ một lời xin lỗi với nhà đầu tư, khi không cung cấp được dịch vụ tốt cho nhà đầu tư”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI nói tại buổi tọa đàm trực tuyến sáng nay (24.6).

Sáng 24.6, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và Giải pháp”.

nghen-lenh-3.jpg
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI

Nợ một lời xin lỗi với nhà đầu tư

Chia sẻ về vấn đề nghẽn lệnh, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI cho hay thị trường đang tăng trưởng tốt, khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống chưa đáp ứng được dẫn tới nghẽn lệnh.

“Khi FPT tham gia giải quyết, tôi nghi ngờ không phải vì không tin năng lực của FPT mà vì không tin là trong cơ chế này có thể xử lý nghẽn lệnh trong 100 ngày. Chúng ta vẫn nợ một lời xin lỗi với nhà đầu tư, khi không cung cấp được dịch vụ tốt cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư trả phí cho CTCK và Sở do đó phải được hưởng đủ các quyền của mình”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, nhà đầu tư chuyển từ tiết kiệm sang chứng khoán như hiện nay là cơ hội ngàn năm có một với sự phát triển của thị trường do đó cần đáp ứng được dịch vụ.

Ông Hưng cũng nêu, ở các phiên mà chỉ số có sự méo mó, không thể hiện đúng thì chúng ta nên ngưng luôn không nên tiếp tục dùy trì để tránh sai lệch. Chúng ta không thể bắt nhà đầu tư giao dịch ít đi được. Ở góc độ CTCK, chúng tôi luôn đáp ứng mọi chỉ đạo của cơ quan quản lý. Trong tình cảnh hiện nay, có thể tạm ngừng robot trading nhưng đó là những cái giúp thị trường phát triển.

Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở GDCK TP.HCM (HOSE) cho rằng hệ thống được thiết kế với tham số khác nhau, hệ thống của HOSE có tham số chính là số lượng lệnh. Năng lực tối đa của hệ thống là 900 nghìn lệnh.

Điều này tương tự như con đường được thiết kế với số 900 ngàn xe nhưng số lượng thực tế vượt quá dẫn tới tắc nghẽn. Điểm khác biệt là mỗi lệnh không giống xe trên đường mà khác nhau ở tham số lệnh giao dịch. Lệnh 100cp, 1.000cp, 1 lệnh sửa hủy lệnh đều tính là 1 lệnh. Việc mua 100cp với giá 10.000 đồng khác với 100cp có giá 100.000 đồng. Điều đó lý do tại sao nghẽn lệnh lại xảy ra ở các mức giá trị thanh khoản khác nhau.

Vấn đề thứ hai theo ông Trà là lệnh phân bổ, khi lượng lệnh ở CTCK đạt giới hạn thì sẽ có tình trạng nghẽn. Do đó, xảy ra trường hợp CTCK này nghẽn, CTCK khác không nghẽn.

Ông Trà cho biết biện pháp nâng lô lên 100cp đã giúp nâng thanh khoản nhưng thanh khoản tiếp tục tăng nên không hiệu quả. HOSE cũng đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước nếu nâng lô lên 1.000 thì giảm lượng lệnh 50% nữa hay hạn chế sửa huỷ lệnh.

Sửa huỷ lệnh chiếm tỷ lệ một phần ba lệnh trong một ngày giao dịch, tức là 900.000 lệnh giao dịch thì 300.000 lệnh chỉ để sửa hoặc huỷ lệnh đặt trước đó. Số lượng lệnh thực tế được khớp chỉ 600.000 lệnh. Có những cái kiểm soát liên quan đến sửa huỷ lệnh thì số lượng lệnh được khớp tăng lên.

Ngoài ra là lỗi 2G, khi lệnh nghẽn phải chờ ở ngoài. Khi lệnh bên trong đã được khớp nhưng lại có lệnh sửa hủy của lệnh đó lại đi vào thì hệ thống phải xử lý. Việc xử lý này có thể dẫn tới sụp đổ hệ thống. Việc kiểm soát để hạn chế lỗi 2G nằm trong phạm vi của Sở với CTCK, khi lỗi 2G ở một CTCK vượt quá giới hạn thì Sở sẽ phải ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với CTCK đó. Đây là lỗi rất nặng nề. Do đó, Sở phải thường xuyên nhắc nhở các CTCK.

Nghẽn lệnh là trường hợp khẩn cấp quốc gia

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước nhấn mạnh nghẽn lệnh xảy ra từ ngày 21.12.2020, lãnh đạo Bộ Tài Chính từ đó đến nay đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE, để xử lý nhanh nhất hiệu quả nhất.

“Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, từ tháng 4 đã coi sự cố nghẽn lệnh và quán triệt với chúng tôi đó là trường hợp khẩn cấp quốc gia cần phải tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực để xử lý", ông Dũng nói.

Đề cập đến việc dự án CNTT của HOSE lâu năm nhưng chưa hoàn thành, ông Trần Văn Dũng cho rằng tầm nhìn hệ thống là một vấn đề về nhận thức, khi thị trường đi vào hoạt động thì chúng ta vẫn chưa hình dung hết được về thị trường.

Vấn đề thứ 2 là tính cầu toàn của cơ quan quản lý khi muốn có một hệ thống đáp ứng đầy đủ, dẫn tới việc chuẩn bị cho hệ thống có nhiều vấn đề. Trong việc chậm trễ cũng có những nguyên nhân chủ quan từ cơ quan quản lý Nhà nước cũng như chủ đầu tư là HOSE. Trong quá trình thực hiện dự án cũng không lường hết tình hình và chưa quyết liệt.

Theo ông Dũng, năm 2000 có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, nhưng vẫn chưa có hình dung về hệ thống. Lúc này thị trường còn nhỏ, có hệ thống Thái Lan nên tạm thời dừng dự án.

Trong quá trình đó, cơ quan quản lý cũng đã 2 lần thuê tư vấn nước ngoài để lên mô hình thị trường và hồ sơ mời thầu, cũng mất một số thời gian. Lúc này giới hạn về mặt nhận thức trở thành trở ngại, mất nhiều thời gian để định hình hệ thống.

Triển khai dự án, lúc này chỉ triển khai cho HOSE. Nhưng dự án là một dự án tổng thể cho cả Sở giao dịch, VSD, thậm chí thay thế cả hệ thống HNX, đáp ứng cho cả phái sinh, trái phiếu dẫn tới dự án mở rộng ra. Chúng ta ký được hợp đồng bảo trì với Sở giao dịch Thái Lan, hệ thống lúc này vẫn ổn nên chưa có sự quyết liệt trong triển khai.

nghen-lenh-2.jpeg
Các diễn giả tại tọa đàm

Có một điều không may là nhà thầu phụ đối với Sở giao dịch Hàn Quốc có vấn đề, mất rất nhiều thời gian để tìm nhà thầu phụ mới. Đến khi hệ thống đến giai đoạn kết nối, vận hành thử thì xảy ra COVID-19.Tuy nhiên, từ ngày 14.6 đã tiến hành thử nghiệm hệ thống, dự kiến đến cuối năm sẽ đưa hệ thống vào hoạt động chính thức.

Chia sẻ thêm về hệ thống mới, ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty FPT IS cho hay kế hoạch 100 ngày "giải cứu" hệ thống được chia thành nhiều giai đoạn: khảo sát hiện trạng của HoSE, chỉnh sửa phần mềm, kiểm thử với 20 công ty chứng khoán hàng đầu, kiểm thử với tất cả các công ty chứng khoán, chạy giả lập với các công ty chứng khoán...

Ông Triều cho biết FPT đặt mục tiêu năng lực xử lý được 3-5 triệu lệnh/ngày và bỏ cơ chế phân bổ lệnh, các công ty chứng khoán được đẩy lệnh theo đúng năng lực của họ. Cùng với đó, công ty cũng đang kiểm thử ngưỡng đáp ứng lệnh gửi vào mỗi giây, đảm bảo cao hơn rất nhiều so với hệ thống hiện tại.

"FPT cử 50 cán bộ chuyên gia phối hợp với 30 cán bộ chuyên gia của HOSE. 2 đội đang làm việc rất vất vả, liên tục mấy ngày hôm nay làm việc tới 4 giờ sáng, duy trì cho đến khi hệ thống sẵn sàng bàn giao và đưa vào vận hành", ông Triều nói.

Về kế hoạch 100 ngày, ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HOSE, cho hay những nỗ lực của FPT và HoSE rất đáng được ghi nhận; nhìn sang phía Indonesia, họ thay thế hệ thống giao dịch mất tới 14 tháng. Ông Trà tiết lộ chiều 24.6, ban chỉ đạo xử lý nghẽn lệnh trên HOSE sẽ họp để đi đến những bước cuối cùng, báo cáo UBCKNN và Bộ Tài chính nhằm đưa vào vận hành hệ thống của FPT.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nguyễn Duy Hưng: Để nghẽn lệnh HOSE, chúng ta nợ nhà đầu tư lời xin lỗi