Da tắc kè có khả năng chống bám khuẩn là phát hiện mới rất có ý nghĩa cho ngành y học.
Khả năng chống bám khuẩn của da loài tắc kè hoa (Tên khoa học: Lucasium sp) là một phát hiện mở ra nhiều ứng dụng quan trọng trong y học. Được trang bị một làn da có khả ngăn chặn sự bám dính của mọi thứ bao gồm cả chất lỏng, bụi bẩn và vi khuẩn, da của tắc kè hoa có đặc tính tự làm sạch. Loại tắc kè này được tìm thấy ở các khu vực khô hạn Mingela Ranges, phía Tây Queensland.
Tiến sỹ Greg Watson của Đại học Sunshine Coast cho biết da của loài tắc kè rất mỏng, chỉ khoảng vài micromet, chúng sống trong môi trường nhiều kẻ thù, nơi các loài vi khuẩn có thể sinh sôi phát triển mạnh, vì vậy chúng phải có biện pháp bảo vệ da. Họ phát hiện da tắc kè có cấu trúc hình mái vòm và được cấu tạo từ các gai siêu nhỏ (Tên khoa học: spinules), một phần của cấu trúc sinh học và nhân tạo, độ dài của nó trong khoảng vài trăm nanomet đến vài micromet.
Khi các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra phản ứng da tắc kè bằng 1 loạt các chất gây ô nhiễm như phấn hoa và bụi, kết quả cho thấy chúng không bị bám dính trên da tắc kè. Watson giải thích bề mặt da tắc kè sản sinh ra 1 hoạt chất không thấm nước, lớp chống ướt này cuộn tròn và nảy lên trên da cuốn đi những bụi bẩn, phấn hoa và các chất ô nhiễm khác. Nghiên cứu này vừa mới được đăng trên Acta Biomaterialia.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đóng góp cho ứng dụng y học trong việc thiết kế các mô cấy, các thiết bị làm sạch trong bệnh viện và ngay cả đối với bộ lọc nước.
Tiểu Vi (Theo Discovery)