Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân Sài Gòn, viết về cuộc tấn công cuối cùng. 'Kho nhiên liệu phát hỏa, nhiều máy bay nổ tung giữa ánh lửa màu cam.  Bỗng một chiếc ô tô trờ tới trước cổng. Ai tốt bụng đến rước tôi vào phút cuối này? Người bước xuống là... đại sứ Martin. Thật là bất ngờ! Ông ta đến sân bay làm gì giữa lúc nơi đây đang hứng chịu đạn pháo tới tấp?..."

Phụ lục 5: Đại sứ Martin đến sân bay Tân Sơn Nhất vào 'giờ chót' để làm gì?

Một Thế Giới | 26/01/2015, 02:44

Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân Sài Gòn, viết về cuộc tấn công cuối cùng. 'Kho nhiên liệu phát hỏa, nhiều máy bay nổ tung giữa ánh lửa màu cam.  Bỗng một chiếc ô tô trờ tới trước cổng. Ai tốt bụng đến rước tôi vào phút cuối này? Người bước xuống là... đại sứ Martin. Thật là bất ngờ! Ông ta đến sân bay làm gì giữa lúc nơi đây đang hứng chịu đạn pháo tới tấp?..."

Phụ lục 4: Ông Dương Văn Minh qua đời và dư luận bên kia...
Phụ lục 3: Tối hậu thư của Nixon và đám cưới lớn nhất Sài Gòn 1973
Phụ lục 1: Các thứ phi cựu hoàng Bảo Đại qua hồi ký Việt Nam Nhân Chứng

Ngày 29/4/1975, từ trận địa pháo 130mm đặt ở Nhơn Trạch, quân giải phóng bắn hơn 300 trái đạn vào phía trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất của quân đội Sài Gòn. Đạn rơi trúng và phá sập khu nhà hàng không Mỹ; hủy phân nửa số máy bay đang đậu; hai trái nổ sát trạm gác làm tử thương 2 lính Mỹ mà Frank Sneep ghi rõ họ tên: trung sĩ Mac Mahon và binh nhất Judge (đang làm nhiệm vụ bảo vệ “cuộc tháo chạy tán loạn” bằng đường không tại Tân Sơn Nhất). Họ được xem là 2 lính Mỹ cuối cùng chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam. 

Bây giờ Nguyễn Cao Kỳ, thiếu tướng, từng làm tư lệnh không quân Sài Gòn còn ở tại nhà riêng trong căn cứ Tân Sơn Nhất thuật lại cảnh tượng do trận mưa pháo gây ra mà ông ta tận mắt chứng kiến: 
“Trời vừa rạng sáng, quân cộng sản đã nã pháo hạng nặng trúng vào đường băng của sân bay. Kho nhiên liệu chính phát hỏa và chỉ vài phút sau khói đen quyện dầu bốc lên dày đặc tỏa thành đám mây khổng lồ. Nhiều máy bay đậu trên mặt đất nổ tung giữa những ánh lửa màu cam. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc tấn công cuối cùng đã mở màn”. (Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào?, sđd.)

Theo Kỳ kể, ông đã nán ở lại cho đến lúc nghe có tiếng súng đại liên vọng tới từ hướng một nghĩa địa cách nhà ông chừng nửa dặm. Ông ta đoán là một lực lượng quân “đối phương” chắc vừa lọt vào sát khu vành đai căn cứ không quân. 
Nếu đúng như vậy có lẽ họ sẽ đặt chân lên đường băng không mấy chốc. Ông chột dạ, đang loay hoay chưa biết phải làm gì thì thấy một chiếc ô tô trờ tới ngay trước cổng. Ai tốt bụng đến rước ông vào phút cuối này? Không phải “chiến hữu" nào trong Bộ tham mưu quân Sài Gòn cả, xe cắm cờ Mỹ, ngồi trên là hai người Mỹ. Kỳ quan sát thật kỹ, nhận ra người vừa bước xuống xe là... đại sứ Martin. 

Thật là bất ngờ! Ông ta đến sân bay làm gì giữa lúc nơi đây đang hứng chịu đạn pháo tới tấp? Lúc đầu, Kỳ nghĩ ông ta đến tìm mình nhưng ngay sau đó biết là không phải; Martin muốn tận mắt nhìn thấy sự thực về các báo cáo mới nhất rằng máy bay không thể cất cánh được vì đường băng đã bị bom và đạn pháo phá hỏng. Vị đại sứ muốn đạo diễn màn chót cuộc chiến bại bằng cảnh “người Mỹ ra đi đàng hoàng” chứ không “tháo chạy”. 

Nhưng cuộc ra đi “đàng hoàng” đó giờ đây không tiếp tục thực hiện được nữa bằng những phương tiện máy bay tại Tân Sơn Nhất vì Martin trong chuyến quan sát thực địa thấy rõ “không một máy bay nào có thể cất cánh” và “điều ấy có nghĩa là người Mỹ không thể mở cuộc di tản trên quy mô lớn mà sẽ phải đưa người ra khỏi Việt Nam bằng máy bay lên thẳng (từng đám nhỏ một) và cũng có nghĩa là Martin không giữ được lời hứa sẽ di tản tất cả những người Việt Nam có liên hệ với tòa đại sứ Mỹ” - như Kỳ viết. Đứng lặng vài giây, Martin vội vàng lên xe jeep cùng tướng Smith ngồi bên cạnh nổ máy vọt đi, bỏ lại sân bay không còn sử dụng được nữa. Ông ta trở về tòa đại sứ Mỹ quyết định tổ chức cuộc di tản hoàn toàn bằng máy bay lên thẳng mang tên “chiến dịch móng quặp chặt”.

Khi Martin rời Tân Sơn Nhất, Kỳ trèo lên chiếc trực thăng riêng của mình, vớt thêm 6 phi công nữa cùng ngồi chen chúc nhau, nổ máy, cố rướn lên khỏi mặt đất đang bị đe dọa bởi pháo tầm xa và: ‘Tôi chỉ kịp nhìn lại căn nhà của mình, nơi đó biết bao điều đã xảy ra, và mới rạng sáng hôm qua đây còn vang tiếng cười của các con tôi... Mai (vợ Kỳ) và các con tôi đi Honolulu trên chiếc máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ cất cánh rời căn cứ không quân Sài Gòn (sáng 28/4). Vợ tôi chỉ có 20 phút để thu xếp va-li sau bữa điểm tâm và tôi cũng không có mặt để chia tay”. 
So với số đông khác “chạy tán loạn”, Kỳ còn may mắn hơn rất nhiều; ông ta ngồi trên trực thăng nhìn xuống đường phố Sài Gòn sáng 29/4 và mô tả: 
“Phố xá nhan nhản những bóng người chạy lăng xăng với những ngọn lửa màu cam của các đám cháy chấm phá đây đó. Những hình ảnh đó lướt qua trước mắt chúng tôi quá mau trên đường ra biển. Mặt biển đan kín các tàu thuyền đủ cỡ, đủ loại, từ những thuyền chèo bằng tay trông nhỏ xíu đến những tàu sân bay...”.

Đáp xuống tàu sân bay Midway đậu ngoài khơi, rồi chuyển sang tàu chỉ huy Blue Ridge, ở đó Nguyễn Cao Kỳ thình lình gặp lại... đại sứ Martin. 
Thật chán ngán, cả 2 lần gặp liên tiếp trong 2 ngày chẳng có lấy một chút thú vị gì cho Kỳ. Martin lên chiêc máy bay CH-53 (đổ xuống sân thượng tòa đại sứ Mỹ lúc 4 giờ 20 sáng 30.4) sau khi Washington điện khẩn buộc phải đi ngay.

Một tài liệu của Ban tổng kết chiến tranh Thành ủy TP. Hồ Chí Minh biên soạn đã cho biết:
“Nhà trắng lại có lệnh rõ ràng: “Cầu hàng không (chở người di tản) sẽ ngừng (hoạt động) lúc bản thân Martin đã đi”. Nhưng khi chiếc CH-53 chở Martin đã rời sân thượng, tòa đại sứ Mỹ vẫn còn 5 nhân viên, 4 lính thủy đánh bộ người Mỹ và ngót 420 người Việt Nam phần đông là nhân vật cao cấp của Thiệu, nhân viên sứ quán Nam Triều Tiên, đứng đầu là thiếu tướng... Tất cả những người này chấp nhận bỏ hành lý để thoát cho được. Moorefield, người được Martin chọn “giúp cai trị” ở tòa đại sứ là người Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn lúc 5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4.” (Lịch sử SàiGòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến 1945- 1975, Trần Hải Phụng và Lưu Phương Thanh chủ biên, NXB TP Hồ Chí Minh 1994). 

Ra tới tàu Blue Ridge như đã nói, đại sứ Martin có nhiều phóng viên đi theo; những phóng viên đó gặp Kỳ và yêu cầu họp báo ngay trên tàu. Biết chuyện đó, Martin phái sĩ quan báo chí của ông ta đến buồng Kỳ đang trú để thuyết phục đừng họp báo. 
Kỳ viết: “Sự thuyết phục đó không cần thiết vì chính tôi cũng không muốn nói chuyện với ai”. 
Là vì tâm trạng của Kỳ lúc đó đang chán ngán, rã rời, chẳng buồn gần gũi ai “ngay cả khi nhìn thấy ông ta (Martin) đứng cạnh một cửa hầm trên boong tàu, vai khoác một cái áo tắm xanh, đôi mắt trũng sâu, tôi cũng không lại gần. Ông ta đang ăn một quả táo... Người hầu của Martin thì đang dẫn con chó xù của ông đại sứ đi dạo chơi”. 

Xa cách làm sao, cảnh và người so với mấy tháng trước đây, ngày mà đại sứ Martin kín đáo đến thăm Kỳ tại nhà riêng sau khi sư đoàn I bị đánh tan và Đà Nẵng thất thủ. 

Ông ta hứa điều gì? Và tại sao Kỳ suýt bị hạ thủ? (Còn nữa)

Mai Nguyễn 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ lục 5: Đại sứ Martin đến sân bay Tân Sơn Nhất vào 'giờ chót' để làm gì?