Trung Quốc ngày 31.8 cho biết đặc phái viên phụ trách sự vụ châu Á Tôn Quốc Tường đã kết thúc chuyến thăm Myanmar không báo trước kéo dài 1 tuần.

Quan chức Trung Quốc bí mật công du Myanmar

Cẩm Bình | 01/09/2021, 12:37

Trung Quốc ngày 31.8 cho biết đặc phái viên phụ trách sự vụ châu Á Tôn Quốc Tường đã kết thúc chuyến thăm Myanmar không báo trước kéo dài 1 tuần.

Theo thông cáo từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar, đặc phái viên Tôn gặp gỡ Thống tướng Min Aung Hlaing trao đổi quan điểm về cục diện chính trị Myanmar.

“Trung Quốc ủng hộ những nỗ lực của Myanmar nhằm khôi phục ổn định xã hội và nối lại quá trình chuyển đổi dân chủ trong thời gian sớm nhất”, thông cáo viết. Đại sứ quán Trung Quốc không cho biết đặc phái viên Tôn có tiếp xúc với đại diện chính phủ do lực lượng chống đối quân đội Myanmar lập nên (NUG) hay không.

sun.jpg
Đặc phái viên Trung Quốc phụ trách sự vụ châu Á Tôn Quốc Tường (giữa) - Ảnh: Thepaper.cn

Myanmar thuộc số quốc gia rất quan trọng với sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc. Bắc Kinh cho đến nay vẫn từ chối xem hành động quân sự xảy ra đầu tháng 2 tại Myanmar là đảo chính và đã sử dụng quyền phủ quyết ngăn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí.

Giới phân tích cho biết đặc phái viên Tôn trước đây từng có vai trò nhất định trong nỗ lực đàm phán hòa bình giữa quân đội Myanmar với các nhóm sắc tộc thiểu số (một số nhóm vẫn duy trì quan hệ với Bắc Kinh).

Năm ngoái Chủ tịch Tập Cận Bình từng sang thăm Myanmar, cam kết hỗ trợ Myanmar phát triển phù hợp với điều kiện đất nước.

Cũng trong ngày 31.8, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã cho chạy thử thành công tuyến vận tải đường biển - đường bộ - đường sắt mới nối khu vực tây nam nước này với Ấn Độ Dương qua Myanmar.

8 công ty đầu tư trái phép vào Myanmar

NUG tuần qua cáo buộc 8 công ty Myanmar, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện đầu tư trái phép khi xin giấy phép và xác nhận từ Ủy ban Đầu tư kiểm soát bởi quân đội.

Dự án lớn nhất bị NUG gọi tên là dự án nhà máy điện 1.390MW tại vùng Ayeyarwaddy trị giá 2,5 tỉ USD, phát triển bởi Mee Lin Gyaing Electric Power - liên doanh liên quan đến một công ty ở quần đảo Virgin thuộc Anh. Một số phương tiện truyền thông trước đó cho biết đơn vị hậu thuẫn cho dự án nhà máy điện là tập đoàn Supreme Myanmar, công ty cổ phần kinh tế đối ngoại liên hợp thuộc tập đoàn đầu tư năng lượng Vân Nam, tập đoàn Chiết Phú (đều của Trung Quốc).

Dự án sản xuất chai thủy tinh trị giá 37 triệu USD nhận đầu tư từ Myanmar Golden Eagle, công ty có mối liên hệ với hãng đồ uống Thái Lan Osotspa; dự án điện mặt trời 30MW trị giá 22 triệu USD phát triển bởi Clean Power Energy có sự tham gia của một công ty từ Singpore cũng bị NUG đề cập.

NUG yêu cầu 8 công ty mà họ nhắc đến ngừng ngay hoạt động đầu tư, đồng thời chỉ trích Ủy ban Đầu tư cấp phép và xác nhận đầu tư bừa bãi đi ngược lại nguyên tắc dân chủ.

Không công nhận quan chức quân đội bổ nhiệm, không thanh toán hóa đơn tiền điện, chỉ trích công ty chấp nhận hợp tác với chính phủ do quân đội lập nên là những cách mà lực lượng chống đối cùng người dân nước này tỏ ý phản kháng.

Môi trường an ninh và kinh doanh xấu đi khiến nhiều doanh nghiệp tháo chạy. Đơn vị viễn thông Na Uy Telenor vào tháng 7 vừa rồi thông báo bán lại hoạt động kinh doanh tại Myanmar cho một công ty Lebanon.

Bài liên quan
Người Trung Quốc bán hàng xuyên biên giới đối mặt tương lai u ám nếu TikTok bị cấm ở Mỹ
Điều hành một số cửa hàng sinh lời trên TikTok cho công ty thương mại điện tử Uebezz, Luo Ziyan từng khiến các nhà buôn khác ở Nghĩa Ô, trung tâm xuất khẩu phía nam Thượng Hải (Trung Quốc) phải ghen tị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan chức Trung Quốc bí mật công du Myanmar