Một nghiên cứu mới của Đại học California đưa ra kết luận gây sốc là sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm gây hại cho môi trường hơn chăn nuôi truyền thống.

Sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm tạo ra nhiều CO2 hơn

Cẩm Bình | 16/05/2023, 09:52

Một nghiên cứu mới của Đại học California đưa ra kết luận gây sốc là sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm gây hại cho môi trường hơn chăn nuôi truyền thống.

Nghiên cứu ước tính nếu được nhân rộng để cung cấp thịt cho thị trường, các kỹ thuật sản xuất hiện tại có thể tạo ra lượng CO2 gấp 4 - 25 lần so với hoạt động chăn nuôi, giết mổ động vật.

Quả thực sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm không cần đất đai, nước và kháng sinh như chăn nuôi. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Đại học California đánh giá công nghệ này được thổi phồng quá mức dựa trên phân tích thiếu sót về lượng khí thải carbon tạo ra.

salab.jpg

Lượng CO2 liên quan đến lượng nhiên liệu hóa thạch cần thiết cho quá trình thanh lọc cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào nuôi cấy. Loại bỏ nội độc tố do vi khuẩn trong môi trường tạo ra rất quan trọng khi sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm. Chỉ một lượng độc tố nhỏ cũng đủ cản trở tế bào sinh sản.

Theo nhóm nghiên cứu: “Nuôi cấy tế bào động vật thường được thực hiện với các thành phần tăng trưởng tinh chế để giảm hoặc loại bộ nội độc tố. Việc sử dụng phương pháp sàng lọc như vậy làm tăng đáng kể chi phí kinh tế lẫn môi trường liên quan đến số thành phần tăng trưởng tinh chế, vì chúng vừa tốn năng lượng vừa tốn tài nguyên”.

Giả sử thành phần tăng trưởng tinh chế tiếp tục được sử dụng, nhóm nghiên cứu ước tính mỗi kg thịt trong phòng thí nghiệm tạo ra 246 - 1.508 kg CO2, đem lại nguy cơ làm tăng nhiệt độ toàn cầu lên gấp 4 - 25 lần so với thịt bò nuôi giết truyền thống.

Một vấn đề khác nữa là vài thông tin về tác động khí hậu của sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm dựa trên công nghệ phi thực tế. Chẳng hạn một nghiên cứu tính toán lượng khí thải carbon của quá trình sản xuất thông qua việc sử dụng chất thủy phân tảo lam nuôi tế bào, tuy nhiên nhóm nghiên cứu chỉ ra đây là công nghệ bất khả thi ở thời điểm hiện tại.

Nhóm nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết: tạo ra tế bào chịu được lượng nội độc tố cao hơn, giúp giảm sự cần thiết phải dùng tới quá trình thanh lọc.

Nghiên cứu của nhóm Đại học California chưa qua bình duyệt, được đăng tải trên tạp chí khoa học trực tuyến Bioxriv.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm tạo ra nhiều CO2 hơn