Bản tin dịch COVID-19 sáng 4.8 của Bộ Y tế cho biết, có thêm 4.271 ca mắc COVID-19 tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó TP.HCM 2.365 ca, Bình Dương 1.032 ca. Gần 7,3 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng ở nước ta

Sáng 4.8: Thêm 4.271 ca COVID-19, thêm 1,8 triệu liều vắc xin cho TP.HCM và Hà Nội

SK&ĐS | 04/08/2021, 05:46

Bản tin dịch COVID-19 sáng 4.8 của Bộ Y tế cho biết, có thêm 4.271 ca mắc COVID-19 tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó TP.HCM 2.365 ca, Bình Dương 1.032 ca. Gần 7,3 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng ở nước ta

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 19g ngày 3.8 đến 6g ngày 4.8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.271 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 4.267 ca ghi nhận trong nước, gồm: TP.HCM(2.365), Bình Dương (1.032), Tây Ninh (194), Đồng Nai (164), Long An (146), Đà Nẵng (93), Bình Thuận (77), Vĩnh Long (60), Cần Thơ (37), Phú Yên (28), An Giang (24), Bình Định (23), Đồng Tháp (14), Bạc Liêu (4), Đắk Nông (4), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1).

Trong số các ca vừa công bố có 1.044 ca trong cộng đồng.

 Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Tính đến sáng ngày 4.8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 174.461 ca nhiễm trong đó có 2.328 ca nhập cảnh và 172.133 ca trong nước.

- Nếu tính riêng số ca trong nước của đợt dịch thứ 4 kể từ 27.4 đến nay là 170.563 ca, trong đó có 48.057 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.

- Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-1

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 50.831 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 463 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

Trong ngày 3.8 có thêm 405.884 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 7.291.808 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.547.477 liều, tiêm mũi 2 là 744.331 liều.

Bộ Y tế phân bổ thêm 1,8 triệu liều vắc xin COVID-19 cho TP.HCM và Hà Nội

Thông tin từ Bộ Y tế tối 3.8 cho biết, Bộ đã phân bổ thêm gần 980.000 nghìn liều vắn xin cho TP.HCM và gần 700.000 liều cho TP Hà Nội.

Việt Nam vừa tiếp nhận thêm 1.074.380 liều vắc xin COVID-19 AstraZeneca (AZ), trong đó 659.500 liều mua từ AZ thông qua VNVC được phân bổ cho TP.HCM và 414.880 liều do Chính phủ Vương quốc Anh & Bắc Ai-len viện trợ được phân bổ cho TP Hà Nội. Trong ngày 3.8, Bộ Y tế đã điều chỉnh Quyết định 3600/BYT-QĐ về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 16 để phân bổ thêm cho TP.HCM (tăng 319.000 liều) và TP Hà Nội (tăng 284.000 liều).

Như vậy, trong 3 đợt phân bổ vaccine gần nhất (đợt 16, 17, 18), TP.HCM được cấp 1.148.500 liều và Hà Nội được cấp 868.880 liều. Ngoài ra, các Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương tại TP.HCM và TP Hà Nội được cấp lần lượt 40.000 liều và 74.500 liều trong các đợt này để tiêm cho người dân trên địa bàn.

Theo Bộ Y tế, tính đến nay, TP.HCM là địa phương được phân bổ nhiều nhất với 4.075.270 liều (bao gồm cả số lượng vắc xin phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn); tỷ lệ phân bổ vaccine trên dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 29%.

Tiếp theo, TP Hà Nội đã được phân bổ 2.943.770 liều (bao gồm cả số lượng vắc xin phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn); tỷ lệ phân bổ vắc xin trên dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 26%.

Lo ngại lây nhiễm COVID-19 qua hệ thống phân phối

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 5312/VPCP- KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng.

Công văn nêu rõ, trong mấy ngày gần đây xuất hiện tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong hệ thống phân phối tại TP. Hà Nội và một số địa phương, là nguy cơ rất lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng, nhất là ở những đô thị lớn, khu vực đông dân cư. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 2.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo.

Cụ thể, qua phân tích dịch tễ ở nhiều địa phương, tình trạng lây nhiễm COVID-19 qua hệ thống phân phối rất đáng báo động, là một trong những nguy cơ lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải rà soát lại các quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với hệ thống chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng, siêu thị… (đặc biệt ở các khu đô thị có đông dân cư); có chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp với tình hình mới.

Phó Thủ tướng chỉ đạo, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo tổ chức, vận hành hệ thống chợ, siêu thị an toàn.

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần chú trọng tổ chức các điểm phân phối ngoài không gian mở, đảm bảo khoảng cách tiếp xúc.

Các tỉnh thành chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản dịch bệnh xấu hơn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tời gian vừa qua, từ các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn số lượng không nhỏ người dân tự phát rời khỏi địa bàn nơi cứ trú. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh, yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo thực hiện "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" và các giải pháp đồng bộ để phát hiện, quản lý y tế theo quy định tất cả các trường hợp người đến từ vùng dịch.

Từ những kinh nghiệm ban đầu rút ra qua thực tiễn chống dịch tại TP. HCM và một số tỉnh có dịch bệnh lây lan rộng thời gian vừa qua, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường thực hiện công tác chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản dịch bệnh xấu hơn theo phương châm "4 tại chỗ", trong đó cần lưu ý:

Tổ chức hệ thống thu dung, điều trị nhiều tầng nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng trong đó đặc biệt lưu ý phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp. Giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng.

Củng cố, nâng cao hoạt động Tổ COVID cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò trong việc phát hiện dịch thời gian qua; tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyên môn để từng bước tham gia hỗ trợ lực lượng y tế hướng dẫn người dân thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại nhà và chăm sóc y tế ban đầu cũng như chăm lo đời sống cho mọi người dân trên địa bàn khi có dịch bệnh.

Tổ chức tập huấn, thí điểm việc lấy mẫu, cách ly tại nhà. Thiết lập hệ thống đường dây nóng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ người dân về các giải pháp phòng chống dịch và bảo đảm an sinh, không để bất kỳ người dân nào cần sự trợ giúp về lương thực và y tế mà không có người tiếp nhận và chuyển thông tin tới cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết.

TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa đưa vào hoạt động Đội xe cấp cứu khẩn cấp xử lý các trường hợp bệnh nhân nghi mắc Covid-19 trên địa bàn

Đội xe cấp cứu khẩn cấp bệnh nhân Covid-19 của TP Thủ Đức có 8 xe cứu thương với đội ngũ nhân sự và trang thiết bị y tế đầy đủ, trong đó 6 xe được phân bổ về 3 khu vực I, II, III và 2 xe cứu thương trực thuộc thành phố.

Đường dây nóng 1800.1722 sẽ điều phối các thông tin liên quan công tác phòng, chống dịch và vận chuyển bệnh nhân 24/24 giờ. 

Theo HCDC


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 4.8: Thêm 4.271 ca COVID-19, thêm 1,8 triệu liều vắc xin cho TP.HCM và Hà Nội