Mỹ đã thử nghiệm thành công khả năng cất cánh theo kiểu nhảy cầu (sky – jump) cho chiến đấu cơ F-35B “sát thủ bầu trời”. Loại máy bay này được coi là cơn ác mộng của Trung Quốc.

“Sát thủ” F-35B là cơn ác mộng của Trung Quốc

Một Thế Giới | 27/06/2015, 11:37

Mỹ đã thử nghiệm thành công khả năng cất cánh theo kiểu nhảy cầu (sky – jump) cho chiến đấu cơ F-35B “sát thủ bầu trời”. Loại máy bay này được coi là cơn ác mộng của Trung Quốc.

Tính đột phá của F-35B khi cất cánh theo kiểu nhảy cầu, là vì chiếc “Chim sắt” này trước đó được xem là hình mẫu tiêu biểu của một chiến đấu cơ phản lực có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Nó cho phép mang được nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn, đồng thời phi công có nhiều thời gian kiểm soát máy bay hơn.
 Việc tăng cường tốc độ và sức mạnh tác chiến bằng cú cất cánh theo kiểu thông thường sẽ được bù đắp bởi tầm hoạt động xa của F-35.
Nhưng ưu thế này của F-35 chỉ được phát huy ở những tàu sân bay có kích thước lớn và boong tương đối dài, để các phi cơ có đủ không gian cần thiết khi cất cánh, đồng thời vẫn đảm bảo được số lượng phi cơ cần thiết trên một tàu sân bay.
Và ở thời điểm hiện tại chỉ có các tàu sân bay cỡ lớn của Mỹ là đáp ứng được yêu cầu này.

Clip F-35B thử nghiệm nhảy cầu (Nguồn YouTube)

Chính vì thế, việc F-35B thử nghiệm thành công việc cất cánh theo kiểu nhảy cầu, sẽ đem lại một giải pháp đột phá cho các tàu sân bay có kích thước và boong nhỏ hơn, vốn khá phổ biến trong quân đội các quốc gia đồng minh của Mỹ, như Anh, Ý, Úc hay Nhật Bản.

Được thực hiện ở căn cứ không quân Patuxent River ở bang Maryland, các chuyên gia không quân Mỹ đã mô phỏng đường băng của tàu HMS Illustrios của hải quân Anh, và nó đã diễn ra thành công.

Việc hạ cánh thẳng đứng của F-35B cũng được thực hiện thành công vào đầu tháng 6 trên tàu chiến ISS Wasp.

Với việc cất cánh theo kiểu nhảy cầu và hạ cánh thẳng đứng, F-35B tích hợp được cả ưu điểm của một chiến đấu cơ phản lực và khả năng xuất kích bằng đường băng hỗ trợ theo lối truyền thống.

Sự kiện mang tính đột phá này vì thế đang đồng nghĩa với việc các quốc gia đồng minh của Mỹ cũng đã có thể bắt đầu trang bị F-35B trên các tàu sân bay của mình, làm tăng sức mạnh đáng kể của hải quân các nước này.

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có mẫu chiến đấu cơ nào có thể qua mặt được “Sát thủ” F-35B.

"Sát thủ" F-35B là cơn ác mộng của Trung Quốc, vì về các thông số kỹ thuật, F-35 trội hơn khá nhiều các mẫu phi cơ đang được trang bị trên các tàu sân bay khác, đặc biệt là của Trung Quốc.

So với mẫu phi cơ J-15 mà Trung Quốc đang trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh chỉ có tầm bắn 180km thì F-35 có tầm bắn lên tới 290km, trang bị radar dò tìm và gây nhiễu cũng như tên lửa trên F-35 cũng vượt trội so với J-15.

Kể cả khi Trung Quốc sử dụng máy bay tàng hình J-20 thì F-35 cũng sẽ phát hiện được trước, do “Chim sắt” có khả năng tàng hình và radar trội hơn nhiều.

Ngay sau khi Mỹ thử nghiệm thành công kỹ thuật cất cánh kiểu nhảy cầu cho F-35B, các đồng minh của Mỹ đang sở hữu tàu sân bay như Anh, Ý, Úc và cả Nhật Bản đều đang tỏ ra rất quan tâm đến phiên bản cải tiến này.

Các nước này đều đang sở hữu những tàu sân bay đời cũ với đường băng và kích thước boong tương đối ngắn và vẫn đang trang bị những phi cơ đời cũ. Sự kiện đột phá về kỹ thuật này có thể giúp tăng cường đáng kể sức mạnh và khả năng tác chiến của hải quân các nước này.

F-35B cất cánh kiểu nhảy cầu cũng dự kiến sẽ được chào hàng với Ấn Độ - quốc gia đang sở hữu 3 tàu sân bay và sẽ tăng lên 5 tàu cho tới năm 2020.

Ba trong số các quốc gia có nhu cầu với F-35B và Mỹ cũng sẵn sàng bán là Úc, Nhật và Ấn Độ đều đang rất quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc, và 3 quốc gia này sẵn sàng hợp tác với nhau về hải quân để ứng phó với kịch bản đó.

Việc cả 3 quốc gia nói trên có thể trang bị F-35B trên các tàu sân bay của mình sẽ là một cơn ác mộng thực sự với Trung Quốc – quốc gia vẫn đang sở hữu duy nhất một tàu sân bay và được trang bị bởi các chiến đấu cơ kém hơn rất nhiều.

Nhàn Đàm (theo Sputnik News)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Sát thủ” F-35B là cơn ác mộng của Trung Quốc