Ông Trần Văn Thến (SN 1962, là thương binh hạng 2/4), cán bộ phụ trách Thương binh - Xã hội xã Thiện Mỹ, H.Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, ông đã có đơn gửi lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh ủy Sóc Trăng, phản ánh nỗi bức xúc cũng như những thiệt thòi của ông sau hơn 30 năm công tác.

Sóc Trăng: Nỗi buồn của người thương binh bị huyện chấm dứt hợp đồng

Xuân Lương | 15/09/2018, 07:47

Ông Trần Văn Thến (SN 1962, là thương binh hạng 2/4), cán bộ phụ trách Thương binh - Xã hội xã Thiện Mỹ, H.Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, ông đã có đơn gửi lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh ủy Sóc Trăng, phản ánh nỗi bức xúc cũng như những thiệt thòi của ông sau hơn 30 năm công tác.

Cụ thể, năm 1979, ông Thến công tác tại Ban chỉ huy Quân sự xã Thuận Hưng (H.Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Năm 1980, ông đi bộ đội tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, năm 1983 bị thương mất 1 chân, thương binh hạng 2/4. Năm 1984, ông ra quân về địa phương, tiếp tục công tác tại Văn phòng UBND xã Mỹ Tú (cùng H.Mỹ Tú).

Năm 1986, ông được cử đi học bổ túc công nông, đến năm 1990 về công tác tại UBND xã Thiện Mỹ (H.Mỹ Tú - năm 2008, H.Mỹ Tú tách ra thêm H.Châu Thành, thì xã Thiện Mỹ thuộc về H.Châu Thành - PV) cho đến năm 2017.

Tháng 11.2017, Sở Nội vụ Sóc Trăng tổ chức thi tuyển công chức của 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Ông Thến đăng ký thi công chức cấp xã nhưng không đạt. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Sóc Trăng tại Công văn số 435/UBND - TH ngày 21.3.2017 thì những người thi rớt công chức sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động.

Chính vì vậy lãnh đạo H.Châu Thành đã chấm dứt hợp đồng đối với ông Thến (và một số công chức của xã Thiện Mỹ cũng như ở các cơ quan khác thi không đạt).

“Tuy nhiên, tôi biết một số phòng của huyện vẫn có người thi rớt công chức nhưng vẫn được hợp đồng lại. Trong đó Phòng Tài chính 3 người, Phòng giáo dục 1 người. Như vậy là không công bằng”, ông Thến nói.

Qua tìm hiểu, PV được 1 cán bộ của Phòng Nội vụ H.Châu Thành xác nhận: “Đúng là có 4 công chức, viên chức thi rớt nhưng vẫn được hợp đồng như ông Thến phản ánh. Nhưng những người này do thủ trưởng cơ quan đó hợp đồng lại và họ chịu trách nhiệm về việc làm này. Theo chúng tôi biết, những người được hợp đồng lại là do các đơn vị đó thiếu người và chủ yếu hợp đồng lao động theo phần việc và đơn vị tự trả lương cho họ”.

Ông Thến cho biết: “Bản thân tôi đã có quá trình công tác lâu dài ở địa phương, vợ đau yếu, con đang đi học, cuộc sống còn khó khăn vất vả. Bây giờ tuổi đã lớn, lại thêm thương tích, thương tật không thể làm được việc gì nữa nên càng khó khăn hơn”.

Cũng theo ông Thến, từ tháng 3.2018, ông đã chínhthức bị cắt hợp đồng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết chế độ chính sách nên cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Phong Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sóc Trăng: Nỗi buồn của người thương binh bị huyện chấm dứt hợp đồng