Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 11.10 nêu tàu chiến Mỹ sẽ tuần tra gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông, cụ thể là gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép, nhằm kiểm nghiệm lời hứa gần đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: không quân sự hóa các đảo nhân đạo này.

Tàu chiến Mỹ tuần tra "kiểm nghiệm" lời ông Tập hứa ở Biển Đông

Một Thế Giới | 12/10/2015, 12:00

Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 11.10 nêu tàu chiến Mỹ sẽ tuần tra gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông, cụ thể là gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép, nhằm kiểm nghiệm lời hứa gần đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: không quân sự hóa các đảo nhân đạo này.

Cuộc tuần tra sẽ bắt đầu trong vài ngày nữa
Ở cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tháng 9, ông Tập có lời hứa này, dù ông không nói rõ lời hứa sẽ tác động thế nào đến các hoạt động của TQ trên vùng biển tranh chấp.

Theo WSJ, lời hứa của ông Tập khiến các quan chức Mỹ bị bất ngờ. Báo viết: “Nếu mục tiêu của ông Tập là làm Mỹ nản lòng không tuần tra gần các đảo nhân tạo, thì xem ra ông không thành công.

Sau nhiều tháng tranh luận, nay chính phủ Mỹ nhất trí: hải quân Mỹ sẽ tuần tra gần quần đảo Trường Sa, cử tàu chiến hoặc máy bay tuần tra cách các đảo nhân tạo 12 hải lý, để thách thức tuyên bố chủ quyền các đảo này của TQ”.  

WSJ dẫn lời người biết các cuộc tranh luận nội bộ này. Hôm 11.10, một quan chức Mỹ xác nhận: hải quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông, nhưng không rõ khi nào bắt đầu và chính xác là ở đâu.
>> Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò
>> Trung Quốc hoàn tất hai ngọn hải đăng xây phi pháp ở Trường Sa
>> Nguy cơ Mỹ - Trung giáp chiến trên biển Đông
Quan chức này nói: “Khi nào tiến hành tuần tra chỉ là vấn đề thời gian”. Một quan chức khác nói: cuộc tuần tra sẽ bắt đầu trong vài ngày nữa”.
TQ sẽ giữ hay hủy lời hứa không quân sự hóa?

Vấn đề bây giờ là TQ sẽ phản ứng thế nào với chiến dịch tuần tra này: họ sẽ ngưng kế hoạch phát triển các đảo nhân tạo, hay sẽ rút lời hứa không quân sự chúng và cáo buộc cuộc tuần tra của Mỹ là sự khiêu khích.

Theo WSJ, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã tiến hành “hoạt động bảo đảm tự do hàng hải: (FONOP) quanh cách đảo nhân tạo từ nhiều tháng qua, sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề nghị các giải pháp hồi đầu năm 2015.

Người biết cuộc tranh luận nội bộ nói: quyết định bắt đầu tuần tra xem ra bị lùi lại, tránh không phá hỏng cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo: ông Tập-Obama.

Theo những người có thông tin về cuộc nói chuyện riêng của hai ông Tập-Obama, ông Tập không hề hứa sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Nhưng tuyên bố bất ngờ của ông Tập, về một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung, cho thấy phong cách lãnh đạo của ông Tập có thể gây hiểu lầm. 
Một người phát ngôn của Nhà Trắng từ chối bình luận về tuyên bố của ông Tập, nhưng đề cập tuyên bố của ông Obama ở cuộc họp báo chung của hai ông Obama-Tập: “Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu chiến, máy bay vào hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
TQ dùng sức mạnh quân sự, uy hiếp các nước láng giềng

Trong năm 2014, hoạt động cải tạo đất trên Biển Đông phi pháp của TQ khiến Mỹ và các đồng minh cùng các đối tác trong khu vực này quan ngại: Bắc Kinh lập kế hoạch dùng quân sự để thực hiện tuyên bố chủ quyền tất cả các đảo trên Biển Đông cùng vùng biển lân cận.

TQ tuyên bố các đảo nhân tạo dùng để thực hiện các hoạt động dân sự, như dự báo thời tiết, tìm kiếm-cứu hộ, nhưng cũng có thể sử dụng vào các mục đích quân sự.

Mỹ nói TQ đe dọa quyền tự do hàng hải trên một trong  những tuyến thương mại bận rộn nhất thế giới, và TQ đang sử dụng sức mạnh quân sự để đe dọa các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Brunei và đồng minh Philippines của Mỹ.

Hồi tháng 8, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị tuyên bố: Bắc Kinh đã ngưng hoạt động cải tạo đất. Nhưng ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy TQ tiếp tục cào đất, xây dựng và hoàn tất trái phép một đường băng.

Bộ Ngoại giao TQ không trả lời đề nghị bình luận của WSJ, về ý nghĩa “quân sự hóa” của ông Tập, không trả lời có phải ông đã hứa như thế trong cuộc nói chuyện riêng với ông Obama.

Theo các quan chức Mỹ, Mỹ tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông 6 lần từ năm 2011, gồm 3 lần quanh quần đảo Trường Sa.
Nhưng từ năm 2012, Mỹ không tuần tra cách các bãi đá và bã san hô mà QT xây đảo nhân tạo.
Vĩnh Thụy (Theo The Wall Street Journal)
>> Ghi nhớ tuyệt mật của Nixon: Ném bom Việt Nam năm 1972 là “vô tích sự“
>> Khi Kiatisak hiểu các cầu thủ Việt Nam rất thích... nhậu!
>> Thông tin nóng về thiệt hại vụ cháy tại khu đô thị Xa La
>> Cô giáo xăm chân bị học sinh mách lên Ban giám hiệu: tôi mê truyện chưởng
>> Vì sao Phó chủ tịch xã cưới vợ 14 tuổi cho con?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam - Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
8 giờ trước Sự kiện
Hai Thủ tướng của Việt Nam và Qatar đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu chiến Mỹ tuần tra "kiểm nghiệm" lời ông Tập hứa ở Biển Đông