Cả Tây Nguyên đang đại hạn, nhất là vùng bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Người dân đang tiết kiệm từng ngụm nước uống cứu trợ ngồi chờ trời mưa trong cái nắng cái gió thiêu đốt dần những vườn cà phê, hồ tiêu.
Thiệt hại tăng từng ngày
Dù chưa có số liệu chính thức mới nhất, nhưng khắp các địa phương ở Tây Nguyên, thiệt hại tăng lên tính theo ngày. Hiện tại, Gia Lai vẫn là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất.
Chủ tịch xã H’Bông (H.Chư Sê, Gia Lai) Đoàn Văn Tùng cho biết: “Toàn xã có 162 ha hồ tiêu thì 141 ha đang bị nắng hạn; trong đó 14 ha câyđã chết hẳn. Mới đây, Tỉnh đội, Huyện đội đã huy động xe bồn chở nước tưới cứu được 12,6 ha tiêu cho đồng bào dân tộc thiểu số; còn người Kinh có điều kiện hơn thì tự lực cánh sinh”.
Trong 1.828 hộ dân toàn xã H’Bông thì đã có 1.027 hộ thiếu nước sinh hoạt và đói ăn, phần lớnlà đồng bào dân tộc J’rai thuộc diện hộ nghèo; nhiều người trong số họ phải vứt bỏ nương rẫy vì đã cháy khô, ở nhà cầm cự với nắng hạn nhờ gạo và nước cứu trợ.
Giữa ngôi làng Kte 2 (xã H’Bông), bà Rmah Sách đang quặt quẹo bởinắng hạn. Hàng trăm gốc tiêu, nguồn thu nhập chính của gia đình trồng tai khu đấtbên nhà sàn đã cháy khét. Cạnh đó, vợ chồng Siu Grun và 2 đứa con cũng đang loay huay dưới mái tôn không một bóng cây che. Trong thôn Kte 1, tình cảnh cũng chẳng khá gì hơn, nhiều vườn tiêu là sinh kế duy nhất của người dân địa phương đã khô cháy.
Bà Nguyễn Thị Hoa, một chủ vườn tiêu kể: “Nhà tôi có hơn 1.000 trụ tiêu/3 ha nay đã chết gần 500 trụ đang cho thu hoạch. Chưa thể thống kê ra tiền nhưng một trụ tiêu đầu tư từ lúc nhỏ đến thu hoạch vụ đầu mất từ 200-300 triệu đồng”. Những trụ tiêu đã hỏng, bà Hoa phải đốt đi, dồn sức cứu số còn lại. Hàng chục mũi khoan trong rẫy không có nước, bà phải đầu tư gần 100 triệu đồng đểđào ao ở cách vườn 2km hút nước về trữ trong các giếng, mỗi lần tưới chỉ được vài chục phút là hết.
Ở huyện Chư Prông, nhiều người dân đã phải nhổ đi vườn cà phê của mình dokhông có nước tưới. Tại huyện Kông Chro, đã có 2.065 ha cây công nghiệp bị thiệt hại do nắng hạn trong đó nhiều nhất là cây mía và cây mì; ước tổng giá trị thiệt hại gần 24 tỉ đồng…
Chỉ còn cách chờ mưa
Theo báo cáo mới nhất, toàn tỉnh Gia Lai với 17/17 huyện thị đều bị thiệt hại do hạn hán. Đến nay đã gần 22 ngàn hecta diện tích cây trồng bị thiệt hại, quy ra tiền khoảng 375 tỉ đồng. Hiện, mực nước trên các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh này đều đã xuống thấp kỷ lục; đa số các hồ chứa thủy lợi nhỏ, đập dâng đã cạn kiệt nguồn nước. Khô hạn đang diễn ra trên diện rộng.
Tại Đắk Lắk, số liệu từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho hay đến nay toàn tỉnh có 36.961 ha cây trồng bị hạn gồm: lúa nước 3.932 ha (trong đó 864 ha mất trắng); cà phê 29.348 ha (trong đó mất trắng 3.958 ha); hồ tiêu 1.494 ha và một số diện tích cây trồng khác. Tổng thiệt hại ước tính 1.110 tỉ đồng.
Ngoài ra, đã có 20.160 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt ở hầu hết các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Dự kiến tình hình khô hạn nghiêm trọng có thể kéo dài đến giữa tháng 5.2016. Hiệnnguồn nước chống hạn của tỉnh này tập trung chủ yếu ở 3 hồ chứa lớn là Ea Súp Thượng, Krông Buk Hạ và Buôn Yong; các hồ chứa nhỏ phần lớn đã cạn, 118 hồ đã khô hoàn toàn.
Tại Kon Tumđã có hơn 2.100 ha cây trồng khô hạn và thiếu nước, trong đó 900 ha bị mất trắng, 10 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, ước tính thiệt hại do hạn hán gây ra đối với sản xuất nông nghiệp vàokhoảng 93 tỉ đồng.
Để nhanh chóng giúp đỡ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn; mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Quyết định số 604/QĐ-TTg hỗ trợ cho 21 địa phương và 2 công ty thủy nông trực thuộc Bộ NN-PTNT từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 với tổng kinh phí 484,7 tỉ đồng. Trong đó, Ninh Thuận 47,4 tỉ đồng; Bình Thuận 25 tỉ đồng; Đắk Lắk 57 tỉ đồng; Gia Lai 17,9 tỉ đồng…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh được hỗ trợ chủ động sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác cùng với nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Tất cả các biện pháp hiện tại của nhà nước và các địa phương Tây Nguyên chỉ mang tính tạm thời giúp người dân cầm cự. Biện pháp có hiệu quả nhất vẫn phải chờ… ông trời. Một cơn mưa vào thời điểm nàygiá trị không thể đo đếm được.
Một số hình ảnh Tây Nguyên trong cơn đại hạn:
Lê Đình Dũng