Đài CNN cho biết hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nằm trong trong số vũ khí chống tên lửa mạnh nhất của Mỹ, đủ sức đánh chặn tên lửa đạn đạo xa 150 - 200km và đạt tỷ lệ thành công gần hoàn hảo trong thử nghiệm.
Trang Reuters dẫn hai nguồn tin cho biết quân đội Mỹ đã thảo luận sơ bộ về khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Đức, nhằm tăng năng lực phòng vệ của châu Âu.
Trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 15.12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định ông mong chờ thời kỳ “mùa xuân” đến với quan hệ song phương Trung Quốc-Hàn Quốc.
Ngày 14.12 tới, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Vì lo ngại tên lửa Triều Tiên, quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm địa điểm để triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở bờ tây nước Mỹ.
Việc Mỹ đồng ý bán cho Ả Rập Saudi Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trị giá 15 tỉ USD được Bộ Ngoại giao Mỹ loan báo ngày 6.10 đã gây ra nhiều hiệu ứng đặc biệt từ dư luận, giới phân tích đến giới chuyên gia quân sự quốc tế.
Theo một chuyên gia Nga, vấn đề CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ là bề nổi, quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc căng thẳng chính vì bản chất quan hệ song phương đã thay đổi.
Sáng 7.9, hàng chục người dân Hàn Quốc đã đụng độ với cảnh sát trong cuộc biểu tình phản đối Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm chống lại việc Triều Tiên tấn công bằng tên lửa.
Hyundai Motor đã dừng mọi hoạt động sản xuất tại 4 nhà máy tại Trung Quốc sau khi sự đổ vỡ ngoại giao giữa Seoul và Bắc Kinh khiến nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc gặp nhiều sức ép.
Ngày 3.7, trước khi lên đường thăm Nga hai ngày theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh cáo Tổng thống Mỹ chớ nên đặt THAAD ở Hàn Quốc.
Trung Nam Hải đã xác định được cốt lõi trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới tại Mỹ, từ đó tìm ra cách hóa giải những biện pháp của Washington trong việc giải quyết xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Reuters ngày 31.5 đưa tin Tổng thống Moon Jae-in đã ra lệnh điều tra nhắm vào Bộ Quốc phòng Hàn Quốc về việc 4 bệ phóng còn lại của hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã được đưa vào nước này mà Phủ Tổng thống không được thông báo.
Tổng thống mới của Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 10.5 tuyên bố ông sẵn sàng đến Bình Nhưỡng để đàm phán về vấn đề vũ khí hạt nhân với lãnh đạo Triều Tiên. Tư thế mềm dẻo của người đứng đầu Hàn Quốc có thể sẽ dẫn đến xích mích với Washington do Mỹ chủ trương đáp trả cứng rắn chống lại Bình Nhưỡng.
Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng ngay việc triển khai hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) khỏi Hàn Quốc vì xem hệ thống này là một công cụ gián điệp nhắm vào quân đội của Trung Quốc chứ không phải để đề phòng sức mạnh của Triều Tiên.