Ngày 7.8, người dân Thái Lan đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về hiến pháp mới, một văn bản cho phép quân đội nước này được kiểm soát đất nước trong nhiều năm tới và cung cấp thêm quyền lực cho các quan chức được bổ nhiệm.

Thái Lan trưng cầu dân ý về hiến pháp mới do quân đội soạn thảo

Hà Ngọc Bách | 07/08/2016, 19:20

Ngày 7.8, người dân Thái Lan đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về hiến pháp mới, một văn bản cho phép quân đội nước này được kiểm soát đất nước trong nhiều năm tới và cung cấp thêm quyền lực cho các quan chức được bổ nhiệm.

Chính quyền quân sự Thái Lan lên nắm quyền từ tháng 5.2014 sau một cuộc đảo chính đã ra lệnh viết lại hiến pháp, nói rằng hiến pháp mới sẽ tạo ra một kỷ nguyên chính trị "sạch" và ổn định nền dân chủ ở nước này.

Tuy nhiên, chính phủ của ông Prayuth Chan-ocha, một tướng quân đội về hưu, cấm tất cả các cuộc biểu tình chống hiến pháp mới và không cho phép tranh luận về nội dung hiến pháp vừa mới được soạn thảo.

Những người phản đối nói rằng điều này sẽ khiến người dân có ít thông tin về hiến pháp mới được soạn thảo trước cuộc thăm dò dân ý, dù có tới 1 triệu bản sao của hiến pháp mới đã được phân phát tại đất nước 64 triệu dân này.

Hơn 100 người cố gắng vận động chống lại cuộc trưng cầu dân ý trên các phương tiện truyền thông đã bị bỏ tù, và những người chỉ trích cuộc trưng cầu dân ý lần nàyphải đối mặt với án tù lên tới 10 năm.

"Nếu mọi người không thể tự do bày tỏ hoặc tham gia các hoạt động chính trị mà không phải sợ hãi, cuộc trưng cầu dân ý này không có ý nghĩa gì", ông Josef Benedict, Phó giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế chuyên trách khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.

"Tôi bỏ phiếu vì hôm nay là ngày quan trọng đối với tương lai của đất nước. Đây là nghĩa vụ của mọi người và một phần của tiến trình dân chủ trong một quá trình đã được quốc tế công nhận", cô Prayuth, một phụ nữ trẻ tại Bangkok nói với báo chí quốc tế sau khi bỏ phiếu.

Người dân Thái được yêu cầu bỏ phiếu "đồng ý" hoặc "không đồng ý" với bản hiến pháp và các quy định có liên quan vừa mới được soạn thảo. Dự tính tối nay 7.8 kết quả của cuộc trưng cầu dân ý sẽ được loan báo rộng rãi.

Những người chỉ trích nhắm vào việc hiến pháp mới cho phép quân đội Thái cầm quyền ít nhất 5 năm tới và xây dựng một chế độ chuyển tiếp với một thượng viện 250 thành viên do quân đội và các lực lượng an ninh chọn ra. Điều này có nghĩa là sẽ dẫn đến khả năng Thủ tướng Thái Lantrong chính phủ chuyển tiếp không phải là một thành viên quốc hội được người dân bầu ra.

Ngoài ra, theo hiến pháp mới, chính quyền Thái có thể ra nghị định khẩn cấp mà không cần quốc hội đồng ý.

"Nếu bạn nói đồng ý với hiến pháp mới này, có nghĩa là bạn đồng ý với nội dung của nó... nguy hiểm hơn là bạn cung cấp cho vụ đảo chính sự hợp pháp", Pavin Chachavalpongpun, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto, Nhật Bản nói.

Kể cả khi người dân bỏ phiếu "không đồng ý", quân đội Thái Lan vẫn sẽ kiểm soát đất nước trong thời gian tới. Thủ tướng Prayuth đã hứa sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới, chỉ có điều không biết sẽ được tổ chức như thế nào nếu cử tri Thái bác bỏ dự thảo hiến pháp mới.

Từ năm 1932 tới nay, Thái Lan chứng kiến 13 vụ đảo chính quân sự thành công và 11 lần quân đội cố tiếp quản đất nước nhưng không thành công. Nếu được thông qua, đây sẽ là hiến pháp thứ 20 của Thái Lan.

Những nhàlãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014 nói rằng xung đột chính trị đôi khi sẽ trở thành bạo lực không kiểm soát và chế độ quân sự sinh ra là để kiểm soát tình hình đó. Ủy ban soạn thảo hiến pháp mới nói rằng bản hiến pháp này sẽ cung cấp sự cải cách chính trị theo hướng loại bỏ tham nhũng.

Tuy nhiên, nhiều người tin rằng mục đích thật sự là làm suy yếu sức mạnh của các đồng minh thân cận với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin được bầu vào năm 2001 với hàng loạt chính sách dân túy của mình. Nhưng chế độ quân chủ tại Thái Lan cho rằng ông này có thể lấn át sự ngưỡng mộ của người dân đối với nhà vua.

Năm 2006, quân đội Thái Lan lật đổ chính quyền của ông Thaksin sau khi phe "áo vàng" biểu tình chỉ trích ông lạm quyền, tham nhũng và không tôn trọng nhà vua. Năm 2014, em gái ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, người được bầu làm Thủ tướng Thái vào năm 2014 lại bị lật đổ, sau những cuộc biểu tình phản đối vì cho rằng bà tìm cách ân xá cho ông Thaksin.

Nhiều chuyên gia chính trị nói rằng hiến pháp mới nếu được thông qua sẽ giúp quân đội dễ dàng giải tán các đảng chính trị, ép các chính trị gia đi theo định hướng, dễ dàng buộc tội chính trị gia và xây dựng một chính phủ không thực quyền.

"Dự thảo hiến pháp này sẽ không cho phép người dân Thái Lan quyền tự xác định tương lai đất nước", ông Chaturon Chaisang, người từng phục vụ dưới chính quyền của cả ông Thaksin lẫn bà Yingluck, nói với AP.

Thiên Hà (theo The New York Times)
Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan từng là mục tiêu của lừa đảo bằng AI
Ai cũng có thể là mục tiêu của kẻ lừa đảo qua điện thoại, kể cả nguyên thủ quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
10 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan trưng cầu dân ý về hiến pháp mới do quân đội soạn thảo