Từ ngày 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết, Sóc Trăng mở cửa trụ sở Văn phòng UBND tỉnh cho người dân vào tham quan, chụp ảnh. Đặc biệt, người dân sẽ được tham quan phòng trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh...
Thị trường và chính sách

Thăm nơi trưng bày các sản phẩm OCOP Sóc Trăng dịp Tết Giáp Thìn

Lương xuân Cao 10/02/2024 21:55

Từ ngày 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết, Sóc Trăng mở cửa trụ sở Văn phòng UBND tỉnh cho người dân vào tham quan, chụp ảnh. Đặc biệt, người dân sẽ được tham quan phòng trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh...

sp-10.jpg
Người dân tham quan tiểu cảnh ở Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng dịp Tết Giáp Thìn - Ảnh: LXC

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết: “Sau gần 5 năm triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến cuối năm 2023, tỉnh Sóc Trăng có 217 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao (gạo ST24), 11 sản phẩm đạt 4 sao và 205 sản phẩm đạt 3 sao của 122 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Có 10 sản phẩm tiềm năng 4 sao OCOP của huyện đang chuyển hồ sơ đến cấp tỉnh để được xem xét, đánh giá phân hạng sản phẩm”.

sp-8.jpg
Sản phẩm OCOP Sóc trăng - Ảnh: Lương xuân Cao

Theo kế hoạch, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; củng cố và nâng hạng ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và xếp hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa; có ít nhất 30% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại…

sp-6.jpg
Những sản phẩm OCOP của TP.Sóc Trăng - Ảnh: Văn Kim Khanh

Để các sản phẩm đạt sao OCOP, tỉnh đã hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm trong suốt quá trình triển khai đề án. Cụ thể như hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị máy móc; hỗ trợ chất lượng, chứng nhận chất lượng, hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì nhãn mác; hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ; xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng website, thương mại điện tử cho nhiều sản phẩm…

“Thời gian qua, chương trình OCOP đã phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của nông dân. Từ chương trình OCOP đã xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang thương hiệu lợi thế mỗi huyện, mỗi xã. Điều này giúp nông dân giải quyết những vấn đề căn cơ trong giải pháp thực hiện giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh đã tạo thương hiệu cho từng địa phương, đem lại giá trị kinh tế cao, được các thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng”, ông Huỳnh Ngọc Nhã cho biết thêm.

sp2.jpg
Sản phẩm OCOP huyện Cù Lao Dung - Ảnh: Văn Kim Khanh

Được biết, trong năm 2023, tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành hỗ trợ về công nghệ, trang thiết bị máy móc; công bố chất lượng, chứng nhận chất lượng sản phẩm; thiết kế, in ấn bao bì; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, đăng ký sở hữu trí tuệ; phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị cho hàng trăm sản phẩm đạt sao OCOP.

Tỉnh cũng đã hỗ trợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm cho 100% sản phẩm; xây dựng website thương mại điện tử hơn 80 sản phẩm; phát triển 8 cửa hàng bán, trưng bày sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố. Thông qua hoạt động hỗ trợ, tỉnh đã giúp cho các chủ thể có điều kiện cải tiến quy trình sản xuất đóng gói, cải thiện nhãn mác bao bì sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.

Trọng tâm chương trình OCOP là phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị sản phẩm, giải pháp vì nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững...

Do đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia đánh giá nâng hạng sản phẩm OCOP thì đảm bảo sản phẩm tham gia chương trình chất lượng, an toàn; đồng thời, sử dụng nhãn mác, logo, biểu tượng theo quy định. Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm hướng tới đạt các chứng nhận tiên tiến trong sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và định hướng xuất khẩu.

sp3.jpg
Sản phẩm OCOP của huyện Kế Sách - Ảnh: Lương Xuân Cao

Ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng cho rằng: “Chương trình OCOP đã tạo được sự lan tỏa rộng khắp, góp phần tái cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống người dân. Các sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 - 4 sao đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì; bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thấy được lợi ích của chương trình OCOP nên tích cực, chủ động tham gia. Nhờ đó, các sản phẩm tham gia chương trình OCOP có chiều hướng tăng lên. Các địa phương đã quan tâm, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn trên địa bàn, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng chuẩn hóa sản phẩm OCOP nên bước đầu hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương…”.

Bài liên quan
Xác lập kỷ lục trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng lớn nhất Việt Nam
Tối 13.11, tại quảng trường Bạch Đằng, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thăm nơi trưng bày các sản phẩm OCOP Sóc Trăng dịp Tết Giáp Thìn