Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng ban tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ vừa ký văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết vụ việc chỉ đạo thu hồi giấy phép kinh doanh (GPKD) lạ đời...

Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hà Nội giải quyết vụ ‘thu hồi GPKD lạ đời'

Nam Phong | 02/03/2017, 20:15

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng ban tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ vừa ký văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết vụ việc chỉ đạo thu hồi giấy phép kinh doanh (GPKD) lạ đời...

>>Vụ thu hồi Giấy phép kinh doanh lạ đời theo chỉ đạo của Phó chủ tịch Hà Nội

>>Ý kiến luật sư vụ thu hồi Giấy phép kinh doanh lạ đời theo chỉ đạo của Phó chủ tịch Hà Nội

Liên quan tới vụ việc “thu hồi Giấy phép kinh doanh lạ đời theo chỉ đạo của Phó chủ tịch Hà Nội” mà báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh, trong diễn biến mới nhất, ngày 1.3.2017, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng ban tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ đã ký văn bản số 85/BTCDTW-DT1 chuyển đơn của công dân tới Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Bà Tuyết cho hay, ông Đoàn Minh Quân (trú tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) đề nghị UBND TP.Hà Nội có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 5 đã cấp cho Công ty TNHH Kim Anh (Công ty Kim Anh) vào ngày 31.10.2012.

Văn bản do bà Tuyết ký, nêu rõ: “Theo công dân trình bày, do tranh chấp trong nội bộ công ty, ông Nguyễn Lương Thế - Giám đốc công ty đã tự ý nhân danh công ty đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm mục đích loại bỏ tư cách thành viên của ông (ông Đoàn Minh Quân - PV) với lý do hồ sơ giả mạo (ông Quân là thành viên sở hữu 50% vốn điều lệ của công ty). Tuy nhiên việc này đã được các cơ quan chức năng cho rằng chưa có căn cứ kết luận hồ sơ giả mạo. Hơn nữa, việc tranh chấp thành viên ở Công ty Kim Anh giữa nguyên đơn là ông Quân và bị đơn là ông Nguyễn Lương Thế đang được TAND TP.Hà Nội thụ lý giải quyết.

Ông đề nghị UBND TP.Hà Nội có ý kiến chỉ đạo tạm dừng việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Kim Anh để chờ kết quả phán xét của toà án, nhằm đảmbảo quyền lợi cho các thành viên trong công ty”.

Văn bản của bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng ban tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội

Tại văn bản này, bà Tuyết ghi rõ: Ban tiếp công dân Trung ương chuyển đơn của ông Đoàn Minh Quân đến Chủ tịch UBND TP.Hà Nội để chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Như Một Thế Giới đã phản ánh, trước đó, Sở KH-ĐT Hà Nội cũng khẳng định trong một văn bản báo cáo Bí thư Thành ủyHà Nội Hoàng Trung Hải: “4 lần điều tra, xác minh của các cơ quan công an đều không kết luận hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp lần 5 của Công ty Kim Anh là giả mạo nội dung. Do đó ông Nguyễn Lương Thế không thể đưa ra yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi chưa có đủ căn cứ, cơ sở pháp luật chứng minh là hồ sơ giả mạo”. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 5 đã cấp ngày 31.12.2012 cho Công ty Kim Anh thuộc trường hợp “giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” là không có cơ sở xem xét.

Hơn nữa, sau khi nhận được yêu cầu tư vấn nghiệp vụ của Sở KH-ĐT Hà Nội, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH-ĐT) đã cho rằng, trường hợp văn bản của cơ quan công an không kết luận nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo thì chưa đủ căn cứ để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đến ngày 5.1.2017, Bộ KH-ĐT cũng có công văn số 106/BKHĐT-ĐKKD chỉ rõ những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là thẩm quyền giải quyết của toà án.

Đáng nói làvới 2 chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, Sở KH-ĐT Hà Nội lại khẳng định sẽ áp dụng quy định tại Điều 9 Luật cán bộ công chức: “Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”.

Bình luận về việc này, luật sư Phạm Văn Phất (Đoàn Luật sư Hà Nội) chia sẻ với Một Thế Giới rằng: Theo quy định tại Điều 9 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số: 77/2015/QH13), thì “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên”. Theo quy định này thì UBND thành phố Hà Nội chỉ có quyền chỉ đạo, quản lý Sở KH-ĐT về tổ chức, biên chế và công tác, không có quyền chỉ đạo, kiểm tra Sở KH-ĐT về nghiệp vụ.

Liên quan đến nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp thì Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ KH-ĐTmới là cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên của Sở KH-ĐT vì theo Quyết định số 1899/QĐ-BKH ngày 8.11.2010 của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, một trong các nhiệm vụ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh là ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký kinh doanh đối với các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc”.

“Như vậy việc ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở KH-ĐTthu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhlần thứ 5 đã cấp cho Công ty Kim Anh tại Văn bản số 6021/UBND-ĐT ngày 19.10.2016 là trái với quy định tại Điều 9 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương vừa trích dẫn ở trên, bởi nội dung chỉ đạo này rõ ràng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ, và ngoài phạm vi “tổ chức, biên chế hay công tác” của Sở KH-ĐT”.

Cũng theo quy định tại Điều 9 của Luật Tổ chức chính quyền địa phươngthì Phòng đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộcBộ KH-ĐT, là cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên của Sở KH-ĐT. Như vậy, trong tình huống vừa có chỉ đạo của UBND thành phố, vừa có chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh về cùng một vấn đề nhưng có nội dung trái ngược nhau, Sở KH-ĐT thành phố Hà Nội phải có trách nhiệm thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, chứ không phải chấp hành quyết định của UBND như đã thể hiện tại Văn bản số 711/KH&ĐT-ĐKKD ngày 22.2.2016.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hà Nội giải quyết vụ ‘thu hồi GPKD lạ đời'