Sáng 17.4, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ chuyển giao công nghệ kỹ thuật can thiệp động mạch vành với sự hỗ trợ của robot Corindus cho Bệnh viện Thống Nhất và Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai). Ngoài ra Bệnh viện Sevansadan (Ấn Độ) cũng được chuyển giao công nghệ này.

Thêm 2 bệnh viện có kỹ thuật can thiệp động mạch vành với sự hỗ trợ của robot Corindus

Đỗ Vy | 17/04/2023, 14:20

Sáng 17.4, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ chuyển giao công nghệ kỹ thuật can thiệp động mạch vành với sự hỗ trợ của robot Corindus cho Bệnh viện Thống Nhất và Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai). Ngoài ra Bệnh viện Sevansadan (Ấn Độ) cũng được chuyển giao công nghệ này.

Robot can thiệp mạch Corindus đã được chứng nhận FDA và CE để có thể sử dụng trong can thiệp tim mạch (can thiệp mạch vành), can thiệp ngoại biên và can thiệp thần kinh.

TS-BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận và thực hiện kỹ thuật với robot hỗ trợ can thiệp mạch vành.

“Đây là cuộc cách mạng rất quan trọng trong việc can thiệp động mạch nói chung”, ông Cường nói.

a0ac460511aacdf494bb.jpg
TS-BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ phát biểu tại lễ chuyển giao - Ảnh: V.Đ

Robot Corindus có tính năng ưu việt hỗ trợ bác sĩ thực hiện kỹ thuật cao trong can thiệp mạch máu với thời gian nhanh nhất; giảm 95% liều xạ cho bác sĩ thực hiện thủ thuật can thiệp và 21% cho bệnh nhân.

Sự hỗ trợ này sẽ giảm ảnh hưởng tác động của áo chì và tư thế đứng, giảm chấn thương cột sống cho các bác sĩ thực hiện thủ thuật. Các chuyên gia có thể ngồi thoải mái trong phòng để điều khiển thao tác của cánh tay robot trong phòng can thiệp; đặc biệt hiệu quả trong các ca phức tạp.

Ông Cường cho biết thêm: “Tất cả các bác sĩ thực hiện can thiệp động mạch trong phòng mổ luôn luôn mơ ước một ngày nào đó có thể cởi bỏ áo chì nặng đến 7kg, phải đứng trong thời gian dài. Đó là rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do bị thoái hóa cột sống, tiếp xúc với tia X. Với sự hỗ trợ của robot, bác sĩ có thể ở bên ngoài phòng và điều khiển. Đây là cánh tay nối dài rất hiệu quả của các bác sĩ”.

4aa0eafb7154ad0af445.jpg
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ kỹ thuật can thiệp động mạch vành có sự hỗ trợ của robot Corindus - Ảnh: V.Đ

Ngoài ra, thời gian thực hiện các ca can thiệp phức tạp có sự hỗ trợ của robot sẽ nhanh hơn thực hiện thủ thuật can thiệp bằng tay (đặc biệt đối với những ca can thiệp mạch vành cần đặt 2 stent). Theo đánh giá, việc can thiệp bằng robot giúp tăng độ chính xác và ổn định chất lượng trong can thiệp (đặc biệt là các ca tái tưới máu cấp cứu cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp hoặc nhồi máu cơ tim cấp).

Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ thuật qua động mạch quay trái và động mạch quay phải dễ dàng giúp tăng tính tiện lợi cho bệnh nhân. Khả năng hỗ trợ can thiệp chính xác của robot làm giảm số lượng stent cần đặt và hỗ trợ bác sĩ chọn đúng kích thước stent do tính năng đo được độ dài tổn thương (đặc biệt là các tổn thương tại các vị trí mạch máu gấp khúc - highly angle).

Trong tương lại, robot Corindus giúp tiếp cận đến tiêu chuẩn chất lượng can thiệp cho bệnh nhân trên toàn cầu; giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn giới hạn địa lý, kết nối với các bệnh viện hàng đầu trên thế giới đang sử dụng robot này để can thiệp mạch (tính năng telerobotic trên robot Corindus).

Khi đó cánh tay robot tại các bệnh viện sẽ được kết nối với trạm điều khiển có trang bị hệ thống robot Corindus tại châu Âu, Mỹ, Nhật... Tại đây các bác sĩ có thể trực tiếp hội chẩn và điều khiển cánh tay robot để thực hiện các kỹ thuật can thiệp mạch phức tạp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
31 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 2 bệnh viện có kỹ thuật can thiệp động mạch vành với sự hỗ trợ của robot Corindus