Chiều 13.4, Bộ Y tế cho biết hiện nay cả nước có thêm 497 ca mắc mới COVID-19, số người mắc cao nhất trong 4 tháng qua.

Dịch bệnh COVID-19 gia tăng, Hà Nội khuyến cáo người dân tiêm vắc xin nhắc lại

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 13/04/2023, 20:52

Chiều 13.4, Bộ Y tế cho biết hiện nay cả nước có thêm 497 ca mắc mới COVID-19, số người mắc cao nhất trong 4 tháng qua.

Dịch bệnh COVID-19 hiện nay đã trở nên phức tạp và lây lan nhanh chóng hơn. Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng, số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.

Lý giải về nguyên nhân các ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, COVID-19 là loại bệnh do vi rút họ cúm lây truyền qua đường hô hấp và thường diễn biến tăng lên theo mùa, đặc biệt là dễ lây lan trong thời tiết nồm, ẩm như hiện nay. Hà Nội vẫn duy trì được sự kiểm soát đối với dịch bệnh COVID-19 và chưa ghi nhận biến chủng mới.

Số bệnh nhân đang thở ôxy là 8 ca, tất cả là 8 ca thở ôxy qua mặt nạ; không có ca nào thở ôxy dòng cao HFNC, thở máy không xâm lấn, thở máy xâm lấnvà ECMO.

tiem-chung-hanoi-1.jpg
Việc tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh, nhưng vắc xin sẽ giúp làm giảm những biến chứng nặng

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương nhận định: "Hà Nội đang ở thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng các dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh hô hấp. Ngày 12.4.2023, trên nhiều diễn đàn phụ huynh xôn xao về chuyện tăng số ca mắc COVID-19, các trường học ở Hà Nội tính phương án học online. Đối với nội dung này, thành phố đã xác nhận là thông tin không chính xác, cũng đã có trả lời của Sở GD-ĐT".

Ông Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, thời gian qua nhờ tiêm vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, COVID-19 đã giảm. Song, thực tế COVID-19 chưa mất đi, vẫn tồn tại và lây lan trong cộng đồng. "Đợt này, số ca mắc tăng co thể do miễn dịch của người đã tiêm vắc xin bị giảm đi, có thể bị nhiễm lại. Ngoài ra, thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút phát triển. Đặc biệt, sự lơ là với các biện pháp phòng bệnh như không đeo khẩu trang cũng dẫn đến tình trạng bệnh lây lan", ông Phu nói.

Việc công bố số mắc hiện nay không sát với thực tế do nhiều người nhiễm bệnh không xét nghiệm hoặc có xét nghiệm dương tính nhưng không thông báo. Vì vậy, ngành y tế cần phải đánh giá chính xác nguy cơ, giải trình tự gene xem có phát hiện biến thể mới, biến chủng vô hiệu hóa vắc xin hay không. Từ đó, có kế hoạch đáp ứng dịch cho thích hợp, không bất ngờ. Nếu không sẽ gây quá tải hệ thống y tế, số ca nặng và tử vong sẽ tăng. Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa công bố hết tình trạng khẩn cấp với dịch COVID-19, do đó ông Phu cho rằng Việt Nam cần theo dõi tiếp, phối hợp với WHO để có phương hướng công bố dịch bệnh phù hợp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch bệnh COVID-19 gia tăng, Hà Nội khuyến cáo người dân tiêm vắc xin nhắc lại