Trong phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII vào sáng 25.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất là 0,3 mức lương cơ sở đối với cấp xã, 0,4 đối với cấp huyện, 0,5 đối với cấp tỉnh để trước mắt không phá vỡ tổng quan chung, tuy nhiên, phải xem xét lại vào năm 2017 khi đã rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách.

Thống nhất tiền lương cho Hội đồng nhân dân các cấp

Trí Lâm | 25/04/2016, 19:54

Trong phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII vào sáng 25.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất là 0,3 mức lương cơ sở đối với cấp xã, 0,4 đối với cấp huyện, 0,5 đối với cấp tỉnh để trước mắt không phá vỡ tổng quan chung, tuy nhiên, phải xem xét lại vào năm 2017 khi đã rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết về chế độ và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân; cho ý kiến về Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về trang phục và Chứng minh thư của Thẩm phán Tòa án nhân dân; về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Tòa án; về bổ sung tạm thời biên chế, số lượng Thẩm phán Cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết về việc phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và việc nhập chia điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Nghị quyết về phân loại đô thị.

Ủy ban thường vụ cũng đã đánh giá kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV; cho ý kiến về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2019 tại một số nước.

Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng Nhân dân và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách về nội dung này.

Nội dung được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đó là vấn đề chế độ chính sách, bao gồm tiền lương, hoạt động phí và các chế độ khác đối với đại biểu Hội đồng Nhân dân.

Thống nhất về tiền lương đối với đại biểu Hội đồng Nhân dân không chuyên trách và không được hưởng lương, kể cả người hưởng lương hưu là 0,1/mức lương cơ sở cho đại biểu HĐND cấp xã, 0,12 cho cấp huyện và 0,14 cho HĐND cấp tỉnh; đồng thời không khống chế về thời gian (theo tờ trình của Chính phủ là 80 ngày) mà cần xét theo thực tế thời gian hoạt động, số ngày họp, số ngày tham gia giám sát, số ngày tiếp dân.

Về các điều kiện để đảm bảo hoạt động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với tờ trình của Chính phủ, tuy nhiên cần tiếp tục cụ thể hóa thêm, một số nội dung phải giao cho Chính phủ chứ không giao Thủ tướng Chính phủ; cần có những quy định để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Thời điểm thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất là từ 1.7.2016.

Hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp đượcChính phủ trình 2 phương án.

Phương án 1: Giữ mức hoạt động phí hiện hành tại Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 gồm 3 mức: 0,3 mức lương cơ sở đối với cấp xã; 0,4 mức lương cơ sở đối với cấp huyện, 0,5 mức lương cơ sở đối với cấp tỉnh. Dự kiến quỹ hoạt động phí theo phương án này là 1.461,4 tỉ đồng/năm.

Phương án 2: tăng thêm 0,1 mức lương cơ sở ở cả 3 cấp so với quy định tại Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11, cụ thể: 0,4 mức lương cơ sở đối với cấp xã; 0,5 mức lương cơ sở đối với cấp huyện; 0,6 mức lương cơ sở đối với cấp tỉnh.

Dự kiến quỹ hoạt động phí chi cho đại biểu Hội đồng nhân dân theo phương án này là 1.932,6 tỉ đồng/năm.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1 của Chính phủ trình. Theo đó đại biểu Hội đồng Nhân dân (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng như sau:

Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở; Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: Hệ số 0,4 mức lương cơ sở; Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở; Đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt được thành lập tương đương với cấp tỉnh hoặc cấp huyện thì được hưởng hoạt động phí tương ứng với cấp đó.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
6 phút trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thống nhất tiền lương cho Hội đồng nhân dân các cấp