Tại buổi họp báo quý 2/2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 3.4, Tổng cục Thủy sản đã phản hồi thắc mắc của báo giới về việc cá tra Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Mỹ áp thuế phi lý, bất công với cá tra, tôm Việt Nam

Trí Lâm | 04/04/2018, 11:25

Tại buổi họp báo quý 2/2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 3.4, Tổng cục Thủy sản đã phản hồi thắc mắc của báo giới về việc cá tra Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng -Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC)áp thuế chống bán phá đối với cá tra Việt Nam, các cơ quan đang nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

“DOC bỏ qua các quy định thông thường và điều chỉnh thiếu cơ sở pháp lý khi đưa ra kết luận áp thuế chống bán phá giá. Điều này thể hiện sự không công bằng, áp đặt vô lý và trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường”, ông Hùng nói.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PT-NT Hà Công Tuấn cho biết, năm naygiải pháp ổn định và mở rộng thị trường nông sản quốc tế là quan trọng nhấtbởithị trường quốc tế đang có rất nhiều rủi ro. Các thị trường lớn, trọng điểm của nônglâmthủy sản Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU… cũng đang khó khăn.

Đối với thị trường Mỹ, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biếttrong tháng 3 vừa qua, Mỹ không chỉ áp thuế chống bán phá cá tra mà cả tôm, hai sự việc diễn ra cách nhau chỉ mấy ngày. Phán quyết này là đợt rà soát hành chính lần thứ 12và 13 của Mỹ.

“Đây là phán quyết đơn phương, phán quyết phi lý, bất công, không phù hợp với WTO. Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì trao đổi đấu tranh thương mại với Mỹ trên khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trên khuôn khổ thương mại có lợi để phía Mỹ thấy rõ hiện nay ở Việt Nam không có ai bảo trợ giúp doanh nghiệp bán phá giá”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn còn cho biết Việt Nam cũng thúc đẩy phía Mỹ sớm sang Việt Nam rà soát thực tế ở Việt Nam để áp dụng giải pháp công nhận tiêu chuẩn tương tự.

Đối với thị trường EU,Bộ đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn ngư dân thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy suất nguồn gốc thủy sản, sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng” của EU.

Trước thông tin yêu cầu truy xuất nguồn gốc của cơ quan quản lý Quảng Tây đối với hoa quả xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu nhập khẩu hoa quả thuộc địa bàn này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biếthiện nay Bộ NN-PT-NT chưa nhận được thông tin chính thứcnhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thành lập đoàn công tác sang Trung Quốc làm việc về việc này.

“Quan điểm của Việt Nam là từng bước đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hài hòa hóa các quy định về kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo mục tiêu lâu dài, không làm tác động hay ảnh hưởng đến thương mại hai bên”, ông Tuấn nêu.

Trước đóvào ngày 15.3, DOCđã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) biện pháp chống bán phá giá cá tra - basa của Việt Nam (giai đoạn rà soát từ 1.8.2015 tới 31.7.2016).

Căn cứ kết luận này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - basa của Việt Nam sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39-7,74 USD/kg cho giai đoạn rà soát nói trên. Đây là các mức thuế rất cao và sẽ có tác động lớn tới xuất khẩu cá tra - basa của Việt Nam sang Mỹ.

Bộ Công Thương cho biếtđang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam để trao đổi thông tin và nêu ý kiến với các cơ quan chức năng của Mỹ.

Trong suốt quá trình rà soát, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực phối hợp, cung cấp thông tin cho DOCnhưng rất tiếc DOC vẫn quyết định sử dụng dữ liệu bất lợi sẵn có (AFA) để xác định mức thuế cuối cùng. DOC cũng thay đổi thông lệ điều trakhi áp mức thuế rất cao tính theo AFA cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ Công Thương cho rằng mức thuế mà Mỹ đưa ra là không khách quan, mang tính bảo hộ quá mức. Bộ đã đề nghị phía Mỹ xem xét, điều chỉnhcách xác định mức thuế đối với các công ty liên quan của Việt Nam trên nguyên tắc khách quan, tuân thủ quy định của WTO, công bằng cho tất cả các bên liên quan.

Trước quyết định trên từ DOC, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VSEP đánh giá nếu phải chịu mức thuế này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong thời gian sắp tới. Bởi mức thuế này quá cao, gây "cú sốc" lớn cho doanh nghiệp. Mức thuế 3,78 USD/kg tương đương với giá cá tra đang xuất khẩu vào Mỹ hiện tại.

Lam Thanh
Bài liên quan
Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Mỹ áp thuế phi lý, bất công với cá tra, tôm Việt Nam